Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.

1. Chuẩn đầu ra

2. Đội ngũ giảng viên

3. Cơ sở vật chất

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngành đào tạo: Quản Trị Kinh Doanh
Tên tiếng Anh: Business Administration
Trình độ đào tạo: Đại học (4 năm)
Loại hình đào tạo: Chính qui; Chính quy chất lượng cao
Mã ngành: D340101
Số tín chỉ: 133
Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Quản trị kinh doanh(tải về )

1. Bối cảnh

  • Bối cảnh quốc tế và trong nước

Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2011-2020) đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ kỷ cương, đồng thuận, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là: phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, tập trung vào đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

  • Thời cơ và thách thức

Với bối cảnh trong nước và thế giới đầy thời cơ và thách thức, ngành Giáo dục đang tích cực thực hiện chủ trương “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” nhằm đào tạo một thế hệ trí thức mới năng động - những con người biết tận dụng mọi thời cơ, vượt qua mọi thách thức để tích lũy tri thức, rèn luyện năng lực của con người mới xã hội chủ nghĩa, những con người quyết định vận mệnh của cả dân tộc.

    • Thời cơ:

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

    • Thách thức:

Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền và cho các đối tượng người học.
Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi đó nguồn lực đầu tư cho giáo dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục.
Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch vụ giáo dục kém chất lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về lý luận cũng như những giải pháp thực tiễn phù hợp để phát triển giáo dục.

2. Giới thiệu chương trình

  • Ngành đào tạo                    : Quản Trị Kinh Doanh
  • Tên tiếng Anh           : Business Administration
  • Trình độ đào tạo       : Đại học
  • Loại hình đào tạo      : Chính quy
  • Mã ngành                  :
  • Thời gian đào tạo      : 4 năm.
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa: 133 tín chỉ (TC).
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học.
  • Quy trình đào tạo: Theo học chế tín chỉ.

3. Mục tiêu chương trình:
Đào tạo cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân. Có những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội - quản lý và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.
3.1 Mục tiêu về kiến thức

  • Trình bày và giải thích được kiến thức cơ bản theo chuẩn chương trình đào tạo đại học cho khối ngành kinh doanh và quản lý như kiến thức về: Kinh tế học; Thống kê; Pháp luật, Phương pháp nghiên cứu khoa học; Quản trị học, Nguyên lý kế toán, Marketing, Kinh tế lượng; Tin học.

3.2 Mục tiêu kỹ năng

  • Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để thực hiện được các chức năng của quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) trong mọi hoạt động của doanh nghiệp như nhân sự, chiến lược, Marketing, tài chính, sản xuất, dự án, cung ứng nguyên vật liệu, xuất nhập khẩu…
    • Mục tiêu về thái độ
  • Có thái độ ngành nghề đúng đắn, luôn thể hiện tình chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc. Ý thức liên hệ thực tiễn cuộc sống vào công việc hàng ngày.
    • Mục tiêu về phẩm chất đạo đức
  • Có phẩm chất đạo đức của một công dân tốt, biết yêu tổ quốc, quê hương, giữ gìn và bảo vệ môi trường;
  • Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, cầu thị và hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp; có ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

3.5 Mục tiêu khác

  • Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin;
  • Làm việc nhóm;
  • Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;

4. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp
1.3.1 Các vị trí có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng đảm nhiệm các vị trí từ nhân viên đến lãnh đạo tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể có thể làm việc:

  • Có thể trở thành các chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như: phòng kinh doanh, kế hoạch, marketing, tổ chức – hành chính nhân sự, nghiên cứu và phát triển,…
  • Có thể trở thành trợ lý, thư ký, hành chính văn phòng giúp việc cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp;
  • Có thể trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngân hàng,…
  • Có thể trở thành các doanh nhân hay các giám đốc điều hành chuyên nghiệp;
  • Có khả năng làm việc tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý,…

1.3.2 Yêu cầu kết quả thực hiện công việc
- Hoàn thành công việc một cách độc lập, chủ động, sáng tạo với áp lực cao và có tinh thần làm việc nhóm tốt.
5. Chuẩn đầu ra của chương trình:
5.1.Về kiến thức
5.1.1. Kiến thức khoa học cơ bản

  • Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • Hiểu các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành Quản Trị Kinh Doanh.
  • Vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn làm việc và nghiên cứu, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

5.1.2 Kiến thức cơ sở ngành

  • Vận dụng được các kiến thức, lý luận nền tảng về kinh tế học, xã hội học để phân tích, giải thích những hiện tượng kinh tế - xã hội trong và ngoài nước;
  • Vận dụng được các kiến thức về tài chính - tiền tệ, thống kê, thuế để xây dựng hiện được các báo cáo, các kế hoạch có liện quan;
  • Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành về quản trị để vận hành các chức năng cơ bản của quản trị : hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra;
  • Trình bày và giải thích được các công việc của nhà quản trị, các loại cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp;
  • Vận dụng được các kiến thức cơ sở về marketing để thực hiện được các hoạt động của marketing, nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng…
  • Vận dụng được kiến thức cơ bản về Luật kinh doanh, doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn về các luật hiện hành vào trong hoạt động cùa doanh nghiệp;
  • Vận dụng được kiến thức về thống kê, nghiên cứu trong kinh doanh để thực hiện được các cáo báo cáo thống kê, các đề tài nghiên cứu trong kinh doanh;
  • Vận dụng được các kiến thức, kỹ thuật phân tích về kinh tế lượng, các mô hình nghiên cứu, các phần mềm để xử lý, phân tích, đánh giá được các số liệu.
  • Vận dụng được kiến thức về marketing, quản trị, kinh tế lượng để xây dựng được các mô hình nghiên cứu từ ứng dụng đến hàn lâm nhằm giải quyết những vấn đề trong quản trị.

5.1.3 Kiến thức chuyên ngành và bổ trợ
5.1.3.1 Kiến thức chuyên ngành

  • Vận dụng được các kiến thức về quản trị tài chính để xây dựng và trình bày được các định hướng, chiến lược, kế hoạch về tài chính;
  • Vận dụng được các kiến thức về quản trị dự án để thiết lập, trình bày và quản lý được một dự án đầu tư;
  • Vận dụng được các kiến thức về quản trị cung ứng để xây dựng, thực hiện và quản lý được một kế hoạch cung ứng;
  • Vận dụng được các kiến thức về quản trị nguồn nhân lực để hoạch định nhận sự, xây dựng được kế tuyển dụng, kế hoạch đào tạo – phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
  • Vận dụng được các kiến thức về quản trị điều hành tác nghiệp để hoạch định nhu cầu vật tư, xây dựng được kế hoạch sản xuất, lịch trình sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Vận dụng được các kiến thức về quản trị điều hành tác nghiệp để hoạch định nhu cầu vật tư, xây dựng được kế hoạch sản xuất, lịch trình sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Vận dụng được các kiến thức về quản trị thương hiệu, quản trị chiến lược để xây dựng được chiến lược phát triển, kế hoạch quảng bá, duy trì và phát triển thương cho doanh nghiệp.
  • Vận dụng được các kiến thức về xuất nhập khẩu để vận hành được các hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp như: đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương; thủ tục thông quan; thủ tục giao nhận và vận tải; bảo hiểm,…
  • Vận dụng, triển khai thực hiện được các hoạt động về quản trị bán hàng, quản trị marketing, quản trị thương hiệu,… để xây dựng lực lượng bán hàng, hình thức bán hàng, hình thức phân phối, hậu mãi, xây dựng thương hiệu,…
  • Vận dụng kiến thức thương mại điện tử để thực hiện được các hoạt động thương mại điện tử, các hình thức quảng bá, bán hàng qua mạng,…
  • Nhận diện và phân tích, xác định được những cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khởi nghiệp thành công một tổ chức kinh doanh.

5.1.3.2 Kiến thức bổ trợ

  • Có kiến thức chung về lĩnh vực kinh tế như: kế toán, tài chính ngân hàng, có trình độ C về tiếng Anh (hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương); đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

5.1.4 Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

  • Trình bày được lịch sử hành thành phát triển và khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
  • Trình bày được sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng- nhiệm vụ của các phòng trong doanh nghiệp;
  • Hoàn thành được các công việc, nhiệm vụ được giao tại doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập;
  • Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với thực trạng đang diễn ra tại doanh nghiệp để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tốt hơn cho hoạt động của doanh nghiệp;
  • Hoàn thành được bài báo cáo tốt nghiệp có sự đánh giá xác nhận của doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập;
  •  Bảo vệ thành công bài báo cáo tốt nghiệp trước hội đồng chuyên môn của khoa Quản trị kinh doanh

5.1.5 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  • Có khả năng tự học tập suốt đời để nâng cao kiến thức.
  • Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu các lĩnh vực thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh theo các chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng cao của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
    • Về kỹ năng

5.2.1 Kỹ năng cứng
5.2.1.1 Các kỹ năng nghề nghiệp

  • Tổ chức và triển khai thực hiện được một quyết định trong quản trị;
  • Hoạch định, tổ chức và triển khai thực hiện được một kế hoạch trong kinh doanh: kế hoạch bán hàng, cung ứng vật tư, marketing, kinh doanh,…
  • Thực hiện được công tác hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Viết được các báo cáo phục vụ việc ra một quyết định quản trị;
  • Hoạch định, tổ chức và triển khai được chiến lược phát triển doanh nghiệp như: tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển thương hiệu; kinh doanh…
  • Phác thảo được kế hoạch thu thập thông tin, phân tích, dự báo và lập các kế hoạch quản trị như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng...
  • Quản lý và làm được các công việc hành chính văn phòng;
  • Thực hiện được các công việc, nhiệm vụ được tổ chức và lãnh đạo phân công.
  • Thực hiện được các cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích môi trường kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp các biện pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2.1.2 Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

  • Tư duy, nhận thức tốt, khái quát hóa được tình hình kinh tế, tài chính quản trị trong và ngoài doanh nghiệp.
  • Phát hiện được điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, nguy cơ và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Xử lý được các tình huống, giải quyết được các vấn đề đang diễn ra tại doanh nghiệp..

5.2.1.3 Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

  • Thiết kế được một chương trình nghiên cứu thị trường; Phân tích và đo lường được các nội dung nghiên cứu định tính và định lượng các vấn đề kinh tế, tài chính, nhân sự tại doanh nghiệp;
  • Phác thảo được qui trình thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu;
  • Thiết kế được bảng khảo sát điều tra thu thập thông tin;
  • Sử dụng thành thạo được phần mềm SPSS phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học;
  • Vận hành được các kỹ thuật, các phương pháp xử lý số liệu sơ cấp, thứ cấp;
  • Phân tích, đánh giá và kết luận được kết quả xử lý các thông tin sơ cấp, thứ cấp từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu.

5.2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

  • Vận dụng được một cách logic các chức năng của quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra để giải quyết các vấn đề trong quản trị;
  • Xác định được những vấn đang tồn tại, phát sinh và mối tương quan giữa chúng để làm cơ sở giải quyết;
  • Vận dụng được các kỹ thuật và phương pháp đặt vấn đề, giải quyết các vấn đề trong quản trị theo một hệ thống: cơ sở lý luận, xây dựng mô hình, kiểm tra mô hình, và kết luận giải pháp.

5.2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

  • Vận dụng được kiến thức quản lý, kỹ năng tác nghiệp, thực hành vào những công việc cụ thể hàng ngày;
  • Vận dụng được cơ sở lý thuyết, các mô hình quản trị vào công việc, học tập và nghiên cứu.

5.2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

  • Lập được kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai;
  • Tổ chức sắp xếp được các công việc trong các bộ phận nhân sự, bán hàng, marketing…;
  • Nhận thức, cập nhật được những thay đổi về kinh tế xã hội trong ngoài nước.
  • Thích nghi được trong môi trường làm việc áp lực và hội nhập

5.2.2 Kỹ năng mềm
5.2.2.1Các kỹ năng cá nhân

  • Phân tích được các vấn đề, các tình huống đang xảy ra với tư duy sáng tạo từ đó suy xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng và đưa ra hướng giải quyết;
  • Lập được các kế hoạch nghề nghiệp;
  • Quản lý được thời gian và công việc do mình đảm nhận trong doanh nghiệp;
  • Cập nhật được các thông tin cần quan tâm.

5.2.2.2 Làm việc theo nhóm

  • Tổ chức, thành lập được nhóm;
  • Giải quyết được những xung đột trong nhóm;
  • Quản lý, điều hành nhóm đi vào hoạt động ổn định

5.2.2.3  Quản lý và lãnh đạo

  • Tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra được các hoạt động của doanh nghiệp;
  • Kiểm soát và quản lý được các tình huống;
  • Tự kiểm soát quản lý được thời gian, công việc, quan hệ,…trong quá trình phát triển nghề nghiệp;

5.2.2.4  Kỹ năng giao tiếp

  • Giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngoại ngữ;
  • Giao tiếp tốt bằng phi ngôn ngữ;

5.2.2.5  Các kỹ năng mềm khác

  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng và đối tác;
  • Kỹ năng tạo động lực làm việc;
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng

5.3. Về phẩm chất đạo đức
5.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức và có tinh thần và sức khỏe tốt;
  • Có trách nhiệm với bản thân, với xã hội, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp;
  • Có sự tự tin và cầu thị;
  • Chính trực, tôn trọng giá trị cốt lõi của con người;
  • Cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao;

5.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Chấp hành nghiêm túc chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong công việc;
  • Có trách nhiệm với công việc, với nơi làm việc;
  • Luôn thể hiện tính chủ động và tinh thần sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc;
  • Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, cầu thị và hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp; có ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
  • Yêu công việc, đoàn kết nội bộ tốt, góp phần xây dựng cơ quan, doanh nghiệp  ngày càng phát triển;

5.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp và cộng đồng;
  • Có nhân cách và tôn trọng những người xung quanh;
  • Tôn trọng sự thật;
  • Tôn trọng, bảo vệ lợi ích của tổ chức, xã hội
Về đầu trang

6. Các điều kiện thực hiện chương trình
6.1 Điều kiện tuyển sinh: theo qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo
6.2 Điều kiện tốt nghiệp: theo qui chế của Bộ Giáo dục và đào tạo

6.3 Thực hiện chương trình

7. Đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Họ tên giảng viên

Văn bằng cao nhất

Môn học/ học phần giảng dạy

1

Trần Ng Minh Ái

Thạc sĩ

Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô

2

Nguyễn vũ vân Anh

Thạc sĩ

Tin học quản lý

3

Nguyễn Thị Bích

Thạc sĩ

Anh văn chuyên ngành

4

Ng T. Ngọc Bình

Thạc sĩ

Luật kinh doanh; Quản trị văn phòng

5

Nguyễn Khánh Bình

Thạc sĩ

Kinh tế lượng; Quản trị dự án đầu tư

6

Nguyễn Thái Bình

Thạc sĩ

Luật kinh doanh; Quản trị văn phòng

7

Nguyễn Văn Bình

Thạc sĩ

Quản trị tài chính; Quản trị dự án đầu tư

8

Trần Hoa Phúc Chân

Thạc sĩ

Đạo đức kinh doanh; Quản trị chiến lược

9

Trần Thị Huế  Chi

Thạc sĩ

Quản trị tài chính; Quản trị học

10

Vũ Thị Mai Chi

Thạc sĩ

Marketing

11

Võ Điền Chương

Thạc sĩ

Quản trị chiến lược; Nghệ thuật lãnh đạo

12

Đoàn Hùng Cường

Thạc sĩ

Kinh tế lượng; Kinh tế vĩ mô

13

Bùi Văn  Danh

Tiến sĩ

Quản trị học; Quản trị nguồn nhân lực

14

Phạm Xuân Giang

Tiến sĩ

Quản trị dự án đầu tư; Thống kê kinh doanh

15

Trần Hoàng Giang

Thạc sĩ

Quản trị cung ứng; Quản trị xuất nhập khẩu

16

Nguyễn Nam Hà

Tiến sĩ

Luật; Quản trị văn phòng

17

Nguyễn Mạnh Hải

Thạc sĩ

Luật kinh doanh

18

Lê Bảo Hân

Thạc sĩ

Quản trị bán hàng

19

Bùi Thị  Hiền

Thạc sĩ

Kinh tế vĩ mô

20

Ng Thị Ngọc Hoa

Thạc sĩ

Quản trị điều hành; Quản trị cung ứng

21

Võ thị Thúy Hoa

Thạc sĩ

Quản trị bán hàng

TT

Họ tên giảng viên

Văn bằng cao nhất

Môn học/ học phần giảng dạy

22

Trần Phi Hoàng

Thạc sĩ

Quản trị học; Marketing

23

Huỳnh Đạt Hùng

Thạc sĩ

Kinh tế lượng; Thống kê kinh doanh

24

Hồ Nhật Hưng

Thạc sĩ

Quản trị dự án đầu tư

25

Phạm T.Ngọc Hương

Thạc sĩ

Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô

26

Đỗ Thị Thanh Huyền

Thạc sĩ

Anh văn chuyên ngành

27

Võ Hữu Khánh

Thạc sĩ

Quản trị chất lượng; Quản trị rủi ro

28

Bùi Thành  Khoa

Thạc sĩ

Tin học; Nghiên cứu trong kinh doanh

29

Bùi Huy  Khôi

Thạc sĩ

Kinh tế vĩ mô

30

Lê Thúy Kiều

Thạc sĩ

Quản trị XNK Cung ứng; Chất lượng

31

Ngô Cao Hoài Linh

Thạc sĩ

Quản trị cung ứng; Quản trị xuất nhập khẩu

32

Võ Bá Lộc

Thạc sĩ

Anh văn chuyên ngành

33

Nguyễn Thành Long

Thạc sĩ

Quản trị điều hành; XNK Cung ứng

34

Lương Thị M Hương

Thạc sĩ

Anh văn chuyên ngành

35

Hà Thị Thanh Minh

Thạc sĩ

Marketing; Tâm lý khách hàng

36

Nguyễn Tấn Minh

Thạc sĩ

Kinh tế lượng; Quản trị tài chính

37

Nguyễn Trọng Nghĩa

Tiến sĩ

Quản trị nguồn nhân lực

38

Nguyễn Văn Nhơn

Tiến sĩ

Marketing

39

Nguyễn Văn Phú

Thạc sĩ

Tin học quản lý

40

Nguyễn Nguyên Phương

Thạc sĩ

Anh văn chuyên ngành

41

Bùi Văn Quang

Tiến sĩ

Marketing; Quản trị thương hiệu

42

Hà Trọng Quang

Thạc sĩ

Tin học

43

Trần Anh Quang

Thạc sĩ

Marketing ; Quản trị thương hiệu

44

Phạm văn Quyết

Thạc sĩ

Quản trị dự án đầu tư

45

Đặng Minh Thu

Thạc sĩ

Anh văn chuyên ngành

46

Lâm Sinh Thư

Thạc sĩ

Kinh tế vĩ mô

47

Nguyễn Minh Toàn

Cao học

Tin học quản lý

48

Ng .Thị Ngọc Trâm

Thạc sĩ

Kinh tế vi mô

49

Đặng Công Tráng

Tiến sĩ

Luật; Quản trị văn phòng

50

Nguyễn V Thanh Trường

Tiến sĩ

Marketing

51

Ng .Thị Tuyên Truyền

Thạc sĩ

Quản trị điều hành; Đạo đức kinh doanh

52

Nguyễn Anh Tuấn

Thạc sĩ

Đạo đức kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp

53

Nguyễn Minh Tuấn

PGS. Tiến sĩ

Quản trị chiến lược; Nghệ thuật lãnh đạo

TT

Họ tên giảng viên

Văn bằng cao nhất

Môn học/ học phần giảng dạy

54

Lê Văn Tý

Tiến sĩ

Quản trị chất lượng; Quản trị học

55

Hồ Trúc Vi

Thạc sĩ

Quảng cáo; Marketing

Về đầu trang

8. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

  • Hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành được hiện đại hóa.
  • Các giảng đường, lớp học được cải tiến theo xu hướng hội nhập hiện đại và văn minh.
  • Các phương tiện đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ trên các giảng đường, lớp học.
  • Toàn trường có 5.500 máy tính.
  • Hệ thống nhà ăn, siêu thị, ngân hàng, bưu điện, ký túc xá phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt và học tập của HSSV.
  • Toàn trường có 20.000 chỗ ở nội trú cho HSSV trong đó cơ sở chính 5.000.
  • 10 phòng máy với 500 máy truy cập internet chạy trên 5 đường truyền ADSL 2MB.
  • Thư viện với 613.000 và 170.000 sách điện tử.
  • 5 phòng đọc đa phương tiện với 300 máy tính.
  • Hệ thống wifi phủ sóng toàn trường.
  • Trang web và phần mềm quản lý thư viện Libol
  • Số lượng chỗ: 5.000 chỗ theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • 90 phòng dùng cho học nhóm, hội thảo, đọc báo, tạp chí và tra cứu
  • Số phòng học lí thuyết và giảng đường: 1.425
  • Số phòng thí nghiệm và thực hành: 450
  • Phòng LAB học ngoại ngữ: 02 phòng 120 máy
  • Đèn chiếu, projector: 500 máy.

Thiết bị giảng dạy trực tuyến: 02 phòng.

Cơ sở vật chất toàn trường

8.1.  Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

 

TT

Loại phòng học
(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính
hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ  học phần/môn học

1

Phòng máy tính

146

8.760

Máy tính

5.000

Tin học ứng dụng
Sinh tin học

2

Phòng học

 

81.000

Projector

 

Các học phần lý thuyết

3

Phòng LAB

10

750

HT nghe, nhìn

 

Anh văn chuyên ngành

4

Hội trường

3

5000

 

 

Các học phần lý thuyết

5

Thư viện

1

20.000

 

 

Tất cả các học phẩn

6

Khu thể thao

1

18.900

Hệ thống thiết bị tập thể dục

 

Giáo dục thể chất

7

Nhà văn hóa

1

900

 

 

Giáo dục thể chất, Kỹ năng giao tiếp

8

Phòng đọc sách

4

17.450

Máy tính tra cứu

 

Các học phần lý thuyết

 

8.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành

Cùng với sự phát triển của nhà trường, Khoa có các phòng thí nghiệm với hơn 4500 máy tính được phân bố tại các cơ sở. Trong đó tại cơ sở chính (thành phố Hồ Chí Minh), khoa sở hữu một phần hai tầng 3 nhà D và từ tầng 3 đến tầng 9 nhà H thuộc trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM với tổng diện tích trên 1000m2. Tại đây khoa đang sở hữu 21 phòng máy tính với số lượng trên 600 máy cấu hình mạnh được nối mạng với các thiết bị kết nối hiện đại. Sinh siên có thể truy cập internet tốc độ cao tại hầu hết mọi nơi trong trường để hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu. Sắp tới khoa tiếp tục được trang bị thêm một phòng máy tính hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như huấn luyện sinh viên thi giỏi nghề trong khu vực và thế giới. Khoa cũng đã cài đặt đầy đủ các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên cũng như giảng viên.

Khoa CNTT có mối liên kết với các viện, khoa và trung tâm khác như: Khoa khoa học và kỹ thuật máy tính – ĐH Bách khoa Tp. HCM, Khoa Điện &Điện tử-ĐH Bách Khoa Tp. HCM, Khoa Toán-Tin ĐH Khoa học tự nhiên Tp. HCM, ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia Tp. HCM,…. Ngoài ra khoa cũng có mối liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước như Microsoft, CMC, CSC,

Về đầu trang

i++;
02839851917
02839851917