Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.

1. Chuẩn đầu ra

2. Đội ngũ giảng viên

3. Cơ sở vật chất

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

Ngành đào tạo: Khoa học máy tính
Tên tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Computer Science
Trình độ đào tạo: Đại học (4 năm)
Loại hình đào tạo: Chính qui; Chính quy chất lượng cao
Mã ngành: D480101

Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Khoa học máy tính (tải về )
Phân tích bối cảnh.
1 Bối cảnh thế giới:

  • Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay. Công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đang, đã và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp.
  • Trong nền kinh tế hiện nay, giá trị gia tăng của kinh tế tri thức tập trung ở mảng dịch vụ. Đối với những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và EU, tỉ trọng khối dịch vụ trong nền kinh tế hiện nay thường chiếm từ 60 – 70% GDP. Các mảng dịch vụ chủ yếu trong tổng sản phẩm quốc nội GDP là dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ CNTT (Công nghệ thông tin); dịch vụ bán lẻ. Các mảng dịch vụ này không độc lập với nhau mà có tương quan mật thiết. Hơn hết, CNTT là lĩnh vực cơ bản trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế vì nó được ứng dụng ở khắp nơi. Bằng việc ứng dụng CNTT, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh tương đối của mảng dịch vụ đó tăng lên.

2  Bối cảnh trong nước:

  • Căn cứ Chỉ thị 07/CT-BBCVT ngày 7/7/2007 Về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Đến năm 2020 Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng. Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
  • Hạ tầng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng.
  • Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
  • Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm Việt Nam ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.
  • Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập, xóa mù tin học, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên.

 3. Trường:

Khoa CNTT được thành lập từ năm 2005 với mục tiêu đào tạo các kỹ sư (bậc đại học) và chuyên gia khoa học máy tính “vững lý thuyết, giỏi thực hành và làm chủ công nghệ mới”. Đến năm 2012, khoa Khoa học và kỹ thuật máy tính, Trung tâm Công nghệ phần mềm, và một phần Khoa đào tạo Quốc tế đã sáp nhập vào khoa Công nghệ thông tin. Hiện khoa có đội ngũ giảng viên có kinh ngiệm giảng dạy, nghiên cứu lâu năm được đào tạo từ các trường đại học hàng đầu tại Việt nam và trên thế giới.
Hiện nay, khoa đang đào tạo hàng ngìn sinh viên đại học với năm chuyên ngành chính bao gồm Khoa học máy tính, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và Hệ thống thông tin. Đặc biệt, khoa cũng đã phối hợp với khoa Thương mại du lịch mở ngành đào tạo Thương mại điện tử bắt đầu từ năm 2013, ngành được cấp phép đào tạo đầu tiên tại Việt Nam. 
 Khoa cũng đã liên kết đào tạo theo chương trình tiên tiến với nhiều trường đại học có uy tín ở nước ngoài như ở Úc và Châu Âu. Ngoài ra, khoa cũng đã liên kết với trường Hữu Nghị Hà Nội – Vientiene (Lào) để đào tạo thành công lớp kỹ sư liên thông.
 Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động trọng tâm. Khoa CNTT đã thúc đẩy, tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên nghiên cứu, thực hiện Đề tài khoa học các cấp, từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia. Nhiều công trình đạt tầm cỡ quốc tế đã được công bố, nhiều công trình được đăng trong các tạp chí hạng SCI và SCIE. Ngoài ra phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng có sự chuyển biến tích cực.
Trong 5 năm trở lại đây khoa cũng từng bước khẳng định tầm quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều trường viện có uy tín trong và ngoài nước, đặc biệt trong năm quan khoa cũng đã ký MOU với các trường ĐH Quốc gia Chonnam, ĐH Inha, Hàn Quốc; gởi giảng viên đi đào tạo tại Trung Quốc; ký kết hợp tác nghiên cứu với ĐH Chicago, Hoa Kỳ; và gần đây là xúc tiến ký kết liên kết đào tạo với ĐH Songsil, Hàn Quốc.

4.  Mục đích và mục tiêu đào tạo

    • Mục đích đào tạo.

    Đào tạo kỹ sư ngành Khoa học máy tính có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội. Hướng đến đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đạt trình  độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp CNTT trong cả nước.

    • Mục tiêu

    Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư ngành Khoa học Máy tính người học có thể:

Về kiên thức:

    •  Nắm bắt và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học cơ bản.
    • Có khả năng vận dụng và hiện thực được kiến thức nền tảng về lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như kiến thức chuyên sâu của ngành Khoa học máy tính bao gồm:
    • Sử dụng  được kiến thức về hệ thống máy tính, mạng máy tính và hệ điều hành trong hệ thống CNTT.
    • Có khả năng lập trình, xây dựng và phát triển phần mềm ở qui mô vừa và nhỏ.
    • Có thể vận dụng được kiến thức về cơ sở dữ liệu và an toàn thông tin.
    • Có khả năng phân tích tổng hợp về công nghệ tri thức, và/hoặc xử lý ảnh và nhận dạng.
    • Có khả năng phân tích vấn đề, nhận diện và xác định các yêu cầu tính toán với giải pháp phù hợp.
    • Có khả năng thiết kế, hiện thực, thử nghiệm và đánh giá một quá trình, một thành phần, một chương trình, hoặc một hệ thống tính toán phức tạp nhằm đáp ứng các nhu cầu mong muốn

Về kĩ năng:
Sinh viên ngành Khoa học máy tính đạt được các kỹ năng cơ bản sau:  

    • Độc lập suy nghĩ, tự tin trong công việc, thích nghi môi trường mới, học và tự học suốt đời.
    • Vận dụng được kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, trình bày báo cáo; kỹ năng làm việc nhóm, phát triển và lãnh đạo nhóm.
    • Sử dụng được kỹ năng đọc, viết cũng như giao tiếp bằng tiếng Anh.

Về thái độ:

    • Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.
    •  Ý thức cộng đồng và tác phong chuyên nghiệp, trách nhiệm công dân.

Các mục tiêu khác (Kỹ năng mềm)

  • Anh văn:  đạt trình độ trung cấp khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

4.  Thông tin tuyển sinh
-      Hình thức tuyển sinh: thi tuyển

  • Dự kiến quy mô tuyển sinh:
  • Hình thức đào tạo: chính qui

5. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Về kiến thức
5.1.1. Kiến thức cơ bản

  • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Hiểu các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ phù hợp với ngành Khoa học máy tính.

5.1.2. Kiến thức ngành

  • Hiểu được các vấn đề tổng quan của lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  • Ứng dụng được các kiến thức của Toán rời rạc, Lý thuyết đồ thị.
  • Phân tích, tổng hợp và hiện thực được bài toán đặt ra bằng một ngôn ngữ lập trình.
  • Tổ chức và kết hợp được các loại cấu trúc dữ liệu, thuật giải trong lập trình.
  • Hiểu các kiến thức cơ bản và tầm quan trọng của An toàn thông tin.
  • Vận dụng được các kiến thức về Kiến trúc máy tính, Hệ điều hành.
  • Xây dựng và vận hành được Cơ sở dữ liệu cho bài toán quản lý cụ thể.

5.1.3. Kiến thức chuyên ngành

  • Làm chủ kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về xữ lí ảnh, xử lí tín hiệu và xử lí ngôn ngữ tự nhiên.
  • Hiểu được tầm quan trọng, tác động chiến lược và phương pháp nghiên cứu, phát triển các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ đời sống xã hội.

5.1.6. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

  • Trong chương trình thực tập cuối khóa sinh viên phải đến thực tập tại các công ty phần mềm, các công ty về ứng dụng CNTT, cơ quan quản lý nhà nước về CNTT, trường học… và thực hiện khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp để:
    • Liên hệ được kiến thức đã học tương ứng với công việc trong môi trường thực tế
    • Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết công việc trong quá trình thực tập.
    • Tổng hợp các kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp tại đơn vị thực tập,
    • Có khả năng xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

 
5.2. Về kỹ năng
5.2.1. Kỹ năng cứng: Sinh viên tốt nghiệp có những kỹ năng sau:

  • Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin cho một yêu cầu cụ thể.
  • Tiếp cận, áp dụng công nghệ mới liên quan đến chuyên ngành Khoa học máy tính.
  • Đưa ra được các giải pháp phù hợp cho các yêu cầu về một trong các hướng xử lí ngôn ngữ tự nhiên, xử lí ảnh, nhận dạng,...

5.2.2. Kĩ năng mềm

  • Thành lập được nhóm phù hợp với công việc
  • Giao tiếp và làm việc nhóm tốt
  • Lãnh đạo được nhóm làm việc
  • Chủ động học tập, lĩnh hội kiến thức
  • Tư tin, mạch lạc trong việc trình bày ý tưởng, quan điểm cá nhân
  • Trình bày báo cáo theo đúng qui định
  • Giải quyết vấn đề linh hoạt, ứng phó tình huống tốt
  • Nhận diện được hệ thống
  • Phân tích tích được nguyên lý vận hành của hệ thống 
  • Sáng tạo trong công việc
  • Thích ứng nhanh trong việc tiếp cận với tri thức và công nghệ mới

5.3. Về phẩm chất đạo đức

  • Ý thức và hiểu biết về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
  • Ý thúc chấp hành quy định của pháp luật, của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp và địa phương nơi cư ngụ.
  • Thể hiện tinh thần yêu đất nước, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần trách nhiệm phục vụ cộng đồng tốt.
  • Thể hiện đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt.
  • Nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.
  • Ý thức tự học và học tập suốt đời.

5.4. Vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

    • Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính.
    •  Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin cho cơ quan, doanh nghiệp.
    • Các bộ phận vận hành và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp.
    • Các công ty phần mềm: sản xuất, gia công hoặc bảo trì phần mềm.
Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc, có khả năng học tiếp  sau đại học.

Về đầu trang

6. Đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

STT

Họ tên giảng viên

Ngày sinh

Văn bằng cao nhất

Môn học / học phần giảng dạy

Huỳnh Trung

Hiếu

20/07/1975

Tiến Sĩ

Xử lý ảnh

Đỗ Thị Kim

Niết

04/01/1961

Thạc Sĩ

Logic học

3

Lê Ngọc

Tấn

02/03/1984

Thạc Sĩ

Vật lí A1

4

Nguyễn Hữu

Tình

18/08/1976

Thạc Sĩ

Phân tích thiết kế giải thuật

Mai Xuân

Phú

15/10/1985

Thạc Sĩ

Xử lý ảnh

  1.  

Lê Thùy

Trang

06/04/1982

Thạc Sĩ

Automat & NN hình thức

  1.  

Nguyễn Quốc

Đính

10/08/1986

Thạc Sĩ

Máy học

  1.  

Phạm Thái

Khanh

28/04/1980

Thạc Sĩ

Trí tuệ nhân tạo

  1.  

Hoàng Đình

Hạnh

10/09/1976

Thạc Sĩ

Quản lý dự án CNTT

  1.  

Nguyễn Ngọc

Dung

21/11/1985

Thạc Sĩ

Ứng dụng phân tán

  1.  

Tôn Long

Phước

28/12/1979

Thạc Sĩ

Thống kê máy tính và ứng dụng

  1.  

Võ Văn

Hải

23/06/1977

Thạc Sĩ

Logic học

  1.  

Từ Thị Xuân

Hiền

15/02/1964

Thạc Sĩ

Vật lí A1

  1.  

Nguyễn Thị H

Khánh

27/04/1978

Thạc Sĩ

Lý thuyết đồ thị

  1.  

Nguyễn

Năm

12/03/1962

Thạc Sĩ

Khai phá dữ liệu

  1.  

Nguyễn Văn

Thắng

04/05/1976

Thạc Sĩ

Phân tích thiết kế giải thuật

  1.  

Nguyễn thị Thanh

Bình

22/12/1977

Thạc Sĩ

Xử lý ảnh

  1.  

Võ thị Xuân

Thiều

26/08/1979

Thạc Sĩ

Automat & NN hình thức

  1.  

Nguyễn thị Cẩm

Hương

03/04/1977

Thạc Sĩ

Máy học

  1.  

Hồ Đắc

Quán

12/11/1968

Thạc Sĩ

Trí tuệ nhân tạo

  1.  

Tạ Duy Công

Chiến

06/11/1965

Thạc sĩ (NCS)

Quản lý dự án CNTT

  1.  

Nguyễn Thị Mỹ

Linh

19/04/1982

Thạc Sĩ

Công nghệ thương mại ĐT

  1.  

Trần Văn

Vinh

26/12/1960

Thạc Sĩ

Ứng dụng phân tán

  1.  

Nguyễn Thị Phi

Loan

16/09/1962

Thạc Sĩ

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

  1.  

Lê Trọng

Ngọc

31/03/1975

Thạc Sĩ

Nhận dạng mẫu

  1.  

Phạm văn

Chung

06/08/1955

Tiến Sĩ

Thống kê máy tính và ứng dụng

  1.  

Võ Thị Thanh

Vân

16/09/1974

Tiến Sĩ

Logic học

  1.  

Trần Thị Kim

Chi

12/04/1972

Thạc Sĩ

Quy hoạch tuyến tính

  1.  

Nguyễn Thị Trúc

Ly

20/03/1968

Thạc Sĩ

Lý thuyết đồ thị

  1.  

Phạm Thị

Thiết

05/07/1979

Tiến Sĩ

Phân tích thiết kế hệ thống

  1.  

Nguyễn Phan

Trung

02/02/1959

Thạc Sĩ

Khai phá dữ liệu

  1.  

Phạm Quảng

Tri

25/09/1967

Thạc Sĩ

Phân tích thiết kế giải thuật

  1.  

Nguyễn Thị Hồng

Minh

27/12/1978

Thạc Sĩ

Automat & NN hình thức

  1.  

Giảng Thanh

Trọn

01/01/1977

Thạc Sĩ

Trí tuệ nhân tạo

  1.  

Phạm Thanh

Hùng

07/01/1977

Thạc Sĩ

Quản lý dự án CNTT

  1.  

Châu Thị Bảo

24/01/1981

Thạc Sĩ

Công nghệ thương mại ĐT

  1.  

Nguyễn

Hòa

20/12/1970

Thạc Sĩ

Ứng dụng phân tán

  1.  

Nguyễn Trần Cao Tấn

Khoa

24/01/1979

Thạc Sĩ

Nhận dạng mẫu

  1.  

Thái Lê Mỹ

Loan

02/10/1982

Thạc Sĩ

Đồ họa máy tính

  1.  

Đặng Thanh

Bình

06/10/1980

Thạc Sĩ

Thống kê máy tính và ứng dụng

  1.  

Trương Văn

Thông

10/04/1978

Thạc Sĩ

Lý thuyết đồ thị

  1.  

Phan Tri

Thức

25/04/1982

Thạc Sĩ

Phân tích thiết kế hệ thống

  1.  

Nguyễn Phương

Anh

31/05/1981

Thạc Sĩ

Khai phá dữ liệu

  1.  

Trương Bá

Phúc

22/09/1973

Thạc Sĩ

Phân tích thiết kế giải thuật

  1.  

Nguyễn Trần

Kỹ

26/01/1966

Thạc Sĩ

Xử lý ảnh

  1.  

Bùi Công

Danh

08/04/1963

Thạc Sĩ

Automat & NN hình thức

  1.  

Nguyễn Thành

Thái

27/12/1964

Thạc Sĩ

Máy học

  1.  

Lê Nhật

Duy

05/07/1983

Tiến Sĩ

Quản lý dự án CNTT

  1.  

Lê Ngọc

Tiến

26/10/1982

Thạc Sĩ

Công nghệ thương mại ĐT

  1.  

Nguyễn Minh

Hải

19/10/1984

Thạc sĩ (NCS)

Ứng dụng phân tán

  1.  

Huỳnh Thái

Học

03/03/1980

Thạc Sĩ

Nhận dạng mẫu

  1.  

Trương Khắc

Tùng

14/07/1979

Tiến Sĩ

Ngôn ngữ lập trình

7. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

  • Các giảng đường, lớp học được cải tiến theo xu hướng hội nhập hiện đại và văn minh.
  • Các phương tiện đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ trên các giảng đường, lớp học.
  • Toàn trường có 5.500 máy tính.
  • Hệ thống nhà ăn, siêu thị, ngân hàng, bưu điện, ký túc xá phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt và học tập của HSSV.
  • Toàn trường có 20.000 chỗ ở nội trú cho HSSV trong đó cơ sở chính 5.000.
  • 10 phòng máy với 500 máy truy cập internet chạy trên 5 đường truyền ADSL 2MB.
  • Thư viện với 613.000 và 170.000 sách điện tử.
  • 5 phòng đọc đa phương tiện với 300 máy tính.
  • Hệ thống wifi phủ sóng toàn trường.
  • Trang web và phần mềm quản lý thư viện Libol
  • Số lượng chỗ: 5.000 chỗ theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • 90 phòng dùng cho học nhóm, hội thảo, đọc báo, tạp chí và tra cứu
  • Số phòng học lí thuyết và giảng đường: 1.425
  • Số phòng thí nghiệm và thực hành: 450
  • Phòng LAB học ngoại ngữ: 02 phòng 120 máy
  • Đèn chiếu, projector: 500 máy.

Thiết bị giảng dạy trực tuyến: 02 phòng.

7.1.  Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy 


TT

Loại phòng học
(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính
hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ  học phần/môn học

1

Phòng máy tính

146

8.760

Máy tính

5.000

Tin học ứng dụng
Sinh tin học

2

Phòng học

 

81.000

Projector

 

Các học phần lý thuyết

3

Phòng LAB

10

750

HT nghe, nhìn

 

Anh văn chuyên ngành

4

Hội trường

3

5000

 

 

Các học phần lý thuyết

5

Thư viện

1

20.000

 

 

Tất cả các học phẩn

6

Khu thể thao

1

18.900

Hệ thống thiết bị tập thể dục

 

Giáo dục thể chất

7

Nhà văn hóa

1

900

 

 

Giáo dục thể chất, Kỹ năng giao tiếp

8

Phòng đọc sách

4

17.450

Máy tính tra cứu

 

Các học phần lý thuyết

7.2.  Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành khoa học máy tính


TT

Loại phòng học
(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ  học phần/môn học

1

Phòng máy tính

146

8.760

Máy tính

5.000

Các học phần thực hành

2

Phòng học

 

81.000

Projector

 

Các học phần lý thuyết


 

02839851917
02839851917