Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.

Ngành đào tạo: Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông (Electronics Engineering Technology – Communications)

Mã ngành: D510302

Trình độ đào tạo: Đại học Thời gian đào tạo: 04 năm (08 học kỳ)

Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (tải về)

Giới thiệu lĩnh vực Điện tử - Truyền thông:

Nhu cầu trao đổi thông tin (viễn thông) mọi lúc, mọi nơi với sự dạng hình thức (hội thoại, video phone, truyền nhận tin tức,..) đã và đang trở nhu cầu không thể thiếu trong thế giới hiện đại. Chương trình đào tạo ngành Kĩ thuật điện tử - truyền thông cung cấp cho người học các kiến thức và kĩ năng nền tảng về lĩnh vực điện tử; các kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về thiết kế hệ thống và các thiết bị viễn thông như: điện thoại di động, các hệ thống mạng thông tin di động, viba-vệ tinh, mạng truyền dẫn cáp quang, mạng truyền hình cáp, mạng internet,….

Mục tiêu đào tạo:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông, người học có thể:
1. Áp dụng các kiến thức kỹ thuật, các kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề và các công cụ hiện đại của ngành điện tử để phân tích, thiết kế, vận hành và khai thác một cách có hiệu quả các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông.
2. Quản lý và lãnh đạo một nhóm chuyên gia trong việc thực hiện các dự án thiết kế và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử.
3. Nghiên cứu khai thác hiệu quả những công nghệ hiện tại và có khả năng phát triển nó tạo ra những công nghệ mới mang lại hiệu quả cao trong kinh tế, môi trường và con người.
4. Nhận thức được giá trị cuộc sống, có thái độ đạo đức nhân văn và lý tưởng sống cao đẹp.

Chuẩn đầu ra: Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có những yêu cầu sau:

a) Khả năng ứng dụng kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật điện tử viễn thông
b) Khả năng thiết kế và thực hiện các nghiên cứu cũng như phân tích và xử lý dữ liệu cho các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông.
c) Khả năng thiết kế một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế, môi trường, xã hội chính trị đạo đức, sức khỏe, an toàn, khả năng sản xuất, và phát triển bền vững.
d) Khả năng làm việc trong nhóm đa ngành.
e) Khả năng xác định, lập công thức và giải quyết những vấn đề kỹ thuật chuyên môn.
f) Hiểu được trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
g) Khả năng giao tiếp, thông tin hiệu quả
h) Tầm kiến thức đủ rộng để hiểu được sự ảnh hưởng của những giải pháp kỹ thuật trên khía cạnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
i) Nhận thức được sự cần thiết và có khả năng tự học tập suốt đời.
j) Kiến thức về những vấn đề đương đại.
k) Khả năng sử dụng kỹ thuật, kỹ năng và những công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết trong môi trường kỹ thuật chuyên môn.

Nội dung đào tạo chuyên ngành:

1. Phần cơ sở ngành trang bị cho người học kiến thức và phương pháp thiết kế các mạch điện tử cơ bản như mạch khuếch đại tín hiệu, kít vi xử lý, vi mạch số tích hợp ứng dụng cho điều khiển.
2. Phần hệ thống viễn thông trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về phân tích, thiết kế các hệ thống chuyển mạch, hệ thống thông tin quang, các hệ thống thông tin di động và các công nghệ truyền dẫn RF, cáp quang và viba. Đặc biệt hệ thống thông tin điện thoại di động mới nhất như GSM 3G/LTE 4G.
3. Phần thiết bị viễn thông trang bị cho người học kỹ năng phân tích, thiết kế và xử lý lỗi thiết bị và hệ thống: thiết bị đầu cuối , tổng đài điện thoại, thiết bị truyền dẫn quang và các thiết bị truyền dẫn số. Người học được tiếp cận với các thiết bị hiện đại như tổng đài IP, truyền dẫn quang, thiết bị phân tích phổ, mạng vector...

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Điện tử - Viễn thông, sinh viên có khả năng đảm trách ở các vi trí công việc sau:

  • Kỹ sư vận hành khai thác hệ thống mạng viễn thông.
  • Kỹ sư bảo trì thiết bị và hệ thống mạng viễn thông.
  • Kỹ sư thiết kế các thiết bị điện tử viễn thông.

Cơ hội viêc làm:

Thực tế cho thấy hầu hết sinh viên ngành Điện tử-Truyền thông có việc làm sau khi ra Trường (trên 95%). Môi trường làm việc tại các công ty như: Vinaphone, MobiFone, Đài truyền hình, Công ty truyền số liệu, Viettel, FPT, SPT, GTEL, các công ty về phát thanh truyền hình, các đài truyền hình VTC, HTV, SCTV, ..., và những công ty sản xuất lắp ráp các thiết bị điện tử trong và ngoài nước.

Khoa đào tạo: KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ

Trang web: http://www.fet-iuh.edu.vn

i++;

Ngành đào tạo: Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông (Electronics Engineering Technology – Communications)

Mã ngành: D510302

Trình độ đào tạo: Đại học Thời gian đào tạo: 04 năm (08 học kỳ)

Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (tải về)

Giới thiệu lĩnh vực Điện tử - Truyền thông:

Nhu cầu trao đổi thông tin (viễn thông) mọi lúc, mọi nơi với sự dạng hình thức (hội thoại, video phone, truyền nhận tin tức,..) đã và đang trở nhu cầu không thể thiếu trong thế giới hiện đại. Chương trình đào tạo ngành Kĩ thuật điện tử - truyền thông cung cấp cho người học các kiến thức và kĩ năng nền tảng về lĩnh vực điện tử; các kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về thiết kế hệ thống và các thiết bị viễn thông như: điện thoại di động, các hệ thống mạng thông tin di động, viba-vệ tinh, mạng truyền dẫn cáp quang, mạng truyền hình cáp, mạng internet,….

Mục tiêu đào tạo:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông, người học có thể:
1. Áp dụng các kiến thức kỹ thuật, các kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề và các công cụ hiện đại của ngành điện tử để phân tích, thiết kế, vận hành và khai thác một cách có hiệu quả các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông.
2. Quản lý và lãnh đạo một nhóm chuyên gia trong việc thực hiện các dự án thiết kế và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử.
3. Nghiên cứu khai thác hiệu quả những công nghệ hiện tại và có khả năng phát triển nó tạo ra những công nghệ mới mang lại hiệu quả cao trong kinh tế, môi trường và con người.
4. Nhận thức được giá trị cuộc sống, có thái độ đạo đức nhân văn và lý tưởng sống cao đẹp.

Chuẩn đầu ra: Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có những yêu cầu sau:

a) Khả năng ứng dụng kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật điện tử viễn thông
b) Khả năng thiết kế và thực hiện các nghiên cứu cũng như phân tích và xử lý dữ liệu cho các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông.
c) Khả năng thiết kế một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế, môi trường, xã hội chính trị đạo đức, sức khỏe, an toàn, khả năng sản xuất, và phát triển bền vững.
d) Khả năng làm việc trong nhóm đa ngành.
e) Khả năng xác định, lập công thức và giải quyết những vấn đề kỹ thuật chuyên môn.
f) Hiểu được trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
g) Khả năng giao tiếp, thông tin hiệu quả
h) Tầm kiến thức đủ rộng để hiểu được sự ảnh hưởng của những giải pháp kỹ thuật trên khía cạnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
i) Nhận thức được sự cần thiết và có khả năng tự học tập suốt đời.
j) Kiến thức về những vấn đề đương đại.
k) Khả năng sử dụng kỹ thuật, kỹ năng và những công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết trong môi trường kỹ thuật chuyên môn.

Nội dung đào tạo chuyên ngành:

1. Phần cơ sở ngành trang bị cho người học kiến thức và phương pháp thiết kế các mạch điện tử cơ bản như mạch khuếch đại tín hiệu, kít vi xử lý, vi mạch số tích hợp ứng dụng cho điều khiển.
2. Phần hệ thống viễn thông trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về phân tích, thiết kế các hệ thống chuyển mạch, hệ thống thông tin quang, các hệ thống thông tin di động và các công nghệ truyền dẫn RF, cáp quang và viba. Đặc biệt hệ thống thông tin điện thoại di động mới nhất như GSM 3G/LTE 4G.
3. Phần thiết bị viễn thông trang bị cho người học kỹ năng phân tích, thiết kế và xử lý lỗi thiết bị và hệ thống: thiết bị đầu cuối , tổng đài điện thoại, thiết bị truyền dẫn quang và các thiết bị truyền dẫn số. Người học được tiếp cận với các thiết bị hiện đại như tổng đài IP, truyền dẫn quang, thiết bị phân tích phổ, mạng vector...

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Điện tử - Viễn thông, sinh viên có khả năng đảm trách ở các vi trí công việc sau:

  • Kỹ sư vận hành khai thác hệ thống mạng viễn thông.
  • Kỹ sư bảo trì thiết bị và hệ thống mạng viễn thông.
  • Kỹ sư thiết kế các thiết bị điện tử viễn thông.

Cơ hội viêc làm:

Thực tế cho thấy hầu hết sinh viên ngành Điện tử-Truyền thông có việc làm sau khi ra Trường (trên 95%). Môi trường làm việc tại các công ty như: Vinaphone, MobiFone, Đài truyền hình, Công ty truyền số liệu, Viettel, FPT, SPT, GTEL, các công ty về phát thanh truyền hình, các đài truyền hình VTC, HTV, SCTV, ..., và những công ty sản xuất lắp ráp các thiết bị điện tử trong và ngoài nước.

Khoa đào tạo: KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ

Trang web: http://www.fet-iuh.edu.vn

i++;
02839851917
02839851917