Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.

1. Chuẩn chất lượng đầu ra (tải về)

2. Đội ngũ giảng viên

3. Cơ sở vật chất

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGÀNH KẾ TOÁN

Ngành đào tạo: Kế toán
Tên tiếng Anh: Accounting
Trình độ đào tạo: Đại học (4 năm)
Loại hình đào tạo: Chính qui; Chính quy chất lượng cao
Mã ngành: D340301
Số tín chỉ: 133
Website
: www.faa.edu.vn

Sinh viên Khoa Kế toán đạt giải nhất cuộc thi Thách thức hội nhập chuyên gia Kế toán – Tài chính

1. Mục tiêu đào tạo

Sau khi học xong Chương trình này sinh viên phải và có thể đạt được những mục tiêu sau đây:

1.1.Về mặt kiến thức:

- Trình bày được những lý luận cơ bản về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục;
- Giải thích được các khía cạnh toán học cơ bản trong kinh tế;
- Phân tích được các hiện tượng kinh tế xảy ra ở trong nước cũng như trên thế giới;
- Trình bày được kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế tài chính- xã hội trong và ngoài nước;
- Phân biệt được những kiến thức, nội dung về các lĩnh vực kế toán; kiểm toán; thuế ;tài chính; ngân hàng; quản trị doanh nghiệp;
- Xác định được kiến thức cơ sở ngành Kế toán như tài chính – tiền tệ, tín dụng – ngân hàng, thuế, thống kê trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của Ngành kế toán;
- Trình bày được về các quy định, chính sách, chế độ kế toán, tài chính do Nhà nước ban hành;
- Phân biệt được về các nghiệp vụ chuyên môn như kế toán tài chính, kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm toán;
- Sử dụng được các văn bản pháp quy hiện hành của lĩnh vực Kế toán để tổ chức, thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cụ thể;
- Sử dụng được kiến thức chuyên ngành Kế toán vào phân tích và đưa ra các giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản trị cho đơn vị cụ thể cũng như trong nghiên cứu khoa học.

1.2. Về mặt kỹ năng

- Tính toán và xây dựng được các mô toán liên quan đến thống kê và xử lý số liệu thực nghiệm trong kinh tế;
- Vận dụng được quy định về kế toán, kiểm toán, thuế để triển khai công tác kế toán, kiểm toán, thuế tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;
- Vận hành được thành thạo một số phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường hiện nay;
- Xây dựng được mô hình và xác định được các nhân tố tác động đến một vấn đề kế toán, tài chính; phân tích ưu nhược điểm và đề xuất giải pháp cải thiện.

1.3. Về thái độ

- Thể hiện được lòng yêu ngành, yêu nghề;
- Thể hiện được sự tự tin và cầu thị; mong muốn tự học và tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn;
- Thể hiện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, độc lập và trung thực trong cuộc sống;

1.4. Phẩm chất đạo đức

- Thể hiện có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt của một công dân;
- Thể hiện được sự độc lập, chính trực, khách quan, bảo mật, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn và có tư cách nghề nghiệp.

1.5. Các mục tiêu khác:

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng để giải quyết công việc hàng ngày;
- Thực hiện được công tác thành lập nhóm, tổ chức hoạt động nhóm và hợp tác trong giải quyết công việc;
- Xác định được đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương thức giao tiếp;
- Áp dụng được tiếng Anh chuyên ngành Kế toán vào trong công việc thực tiễn.

2. Chuẩn đầu ra

2.1 Về kiến thức:
2.1.1. Kiến thức khoa học cơ bản (Nhà trường xây dựng chung).
2. 1.2. Kiến thức cơ sở ngành

- Trình bày được kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế tài chính- xã hội trong và ngoài nước.
- Xác định được kiến thức cơ sở ngành Kế toán như tài chính – tiền tệ, tín dụng – ngân hàng, thống kê trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của Ngành kế toán.
- Trình bày được kiến thức sâu về các Luật thuế cơ bản và các văn bản hướng dẫn về các Luật thuế hiện hành.
- Ứng dụng được kiến thức về tính toán, mô hình hóa, mô phỏng để giải quyết các bài toán kinh tế.
- Áp dụng được kiến thức toán cơ sở cho các nghiệp vụ kinh tế, tài chính.


Ban giám khảo và thí sinh Khoa KT-KT vào chung kết cuộc thi Thách thức hội nhập chuyên gia Kế toán – Kiểm toán

2.1.3. Kiến thức chuyên ngành và bổ trợ

- Trình bày được về các quy định, chính sách, chế độ kế toán, tài chính do Nhà nước ban hành (Luật Kế toán, Luật Kiểm toán, Chuẩn mực Kế toán, Chuẩn mực Kiểm toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Chế độ kế toán Ngân hàng thương mại, …)
- Xác định được về các nghiệp vụ chuyên môn như kế toán tài chính, kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, kiểm toán,…
- Kiến thức bổ trợ: xác định được kiến thức chung về lĩnh vực kinh tế; đạt và sử dụng tiếng Anh trình độ C (hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương) và tin học ứng dụng trình độ B.

2.1.4. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

- Báo cáo được công việc tổ chức công tác kế toán chung cũng như quy trình thực hiện các phần hành kế toán tại đơn vị thực tập;
- Vận dụng được các văn bản pháp quy hiện hành của lĩnh vực Kế toán (Luật Kế toán, Chuẩn mực Kế toán, Chế độ Kế toán) để tổ chức, thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cụ thể.
- Vận dụng được kiến thức chuyên ngành Kế toán vào phân tích và đưa ra các giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản trị cho đơn vị cụ thể.
- Áp dụng được kiến thức về chuyên ngành Kế toán vào nghiên cứu và tham gia đề tài khoa học các cấp.
- Thực hiện được Khóa luận tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp và học bổ sung kiến thức để đạt đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp theo quy định.

2.2. Về kỹ năng:
2.2.1. Kỹ năng cứng
2.2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

- Vận dụng được các quy định về chính sách, chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính để tổ chức, thực hiện công tác kế toán tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
- Tổ chức và thực hiện được tất cả các phần hành kế toán tài chính: Kế toán vật tư, kế toán công nợ, kế toán tiền lương, kế toán TSCĐ, kế toán giá thành, kế toán tổng hợp theo chính sách, chế độ kế toán quy định hiện hành.
- Tổ chức và thực hiện các công việc kiểm toán ở các công ty kiểm toán độc lập, kiển toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ.
- Thực hiện được việc lập các báo cáo tài chính và phân tích tài chính phục vụ ra quyết định tài chính.
- Thực hiện được việc lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm (Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, …)
- Vận hành thành thạo một phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
- Xây dựng được dự toán, tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá và chọn ra các quyết định kinh doanh.

2.2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấnđề

- Đánh giá và phát hiện một cách khái quát các hiện tượng kinh tế, tài chính.
- Phát hiện và đề xuất các giải pháp xử lý các vấn đề kế toán – tài chính.
- Thực hiện được việc đánh giá và phân tích định tính/định lượng vấn đề kinh tế, tài chính.
- Đánh giá và giải quyết được các vấn đề và đưa ra kết luận, khuyến nghị về nghiệp vụ chuyên ngành kế toán.
- Thực hiện được công tác phân tích tình hình kinh tế tài chính, tham mưu giải quyết những vấn đề liên quan chính sách vĩ mô về Kinh tế tài chính.

2.2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Thực hành được nghiên cứu các vấn đề kế toán, tài chính để nâng cao kiến thức phục vụ công tác.
- Thu thập được tài liệu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu thông tin kế toán, tài chính.
- Thực nghiệm được việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin để kiểm tra và chứng minh giả thuyết kinh tế tài chính.

2.2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

- Thực hiện được công tác đánh giá một cách logic vấn đề kế toán, tài chính trong và ngoài nước một cách tổng thể
- Phát hiện và nhận định được những vấn đề kế toán tài chính phát sinh và mối tương quan giữa các vấn đề.
- Tổ chức việc sắp xếp và xác định được các nhân tố tác động đến một vấn đề kế toán, tài chính; phân tích ưu nhược điểm và đề xuất giải pháp cải thiện.
- Thể hiện được khả năng tư duy và phân tích kinh tế đa chiều.

2.2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

- Vận dụng được kiến thức trong xác định các mục tiêu kế toán, tài chính dựa trên nhu cầu và thực tế xã hội
- Vận dụng được các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc mô hình hóa ý tưởng, mục tiêu quản lý và thực hiện kế toán.
- Sử dụng được các kỹ năng nghề nghiệp để xử lý các tình huống trước, trong và sau khi triển khai công việc quản lý và thực hiện kế toán.

2.2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

- Lập được kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai
- Thực hiện được việc tổ chức sắp xếp công việc
- Thể hiện được sự sáng tạo và phát triển cá nhân và sự nghiệp
- Nhận thức và làm rõ được những sự thay đổi của nền kinh tế quốc gia và trên thế giới
- Thể hiện được sự tự tin trong môi trường làm việc quốc tế

2.2.2. Kỹ năng mềm
2.2.2.1. Các kỹ năng cá nhân

- Thực hiện được việc phân tích vấn đề với tư duy sáng tạo và suy xét về các yếu tố ảnh hưởng, có tính kiên trì và linh hoạt trong giải quyết các tình huống.
- Nhận biết và thể hiện được về khả năng, đặc điểm về tính cách và kiến thức của chính mình, lên kế hoạch cho nghề nghiệp và thể hiện tinh thần chủ động, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Thực hiện được việc tự bản thân quản lý thời gian và nguồn lực.
- Thể hiện được sự ham học hỏi, tìm hiểu, cập nhật thông tin trong lĩnh vực kinh tế tài chính và khả năng học tập suốt đời.

2.2.2.2. Làm việc theo nhóm

- Thực hiện được công tác thành lập nhóm, tổ chức hoạt động nhóm.
- Áp dụng được các kỹ thuật và kỹ năng sinh hoạt trong nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm.

2.2.2.3. Quản lý và lãnh đạo

- Thực hiện được khả năng thuyết phục bằng văn bản và các phương tiện điện tử/ đa truyền thông.
- Vận dụng được các kỹ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả trong báo cáo công việc.

2.2.2.4. Kỹ năng giao tiếp

- Giao tiếp thành công bằng ngôn ngữ (nói, viết bằng Tiếng Việt và ngoại ngữ) qua các phương tiện đa truyền thông.
- Giao tiếp tốt bằng phi ngôn ngữ;

2.2.2.5. Các kỹ năng mềm khác

- Thực hành được các kỹ năng chăm sóc khách hàng và đối tác
- Thực hành được các kỹ năng tạo động lực làm việc

2.3. Về phẩm chất đạo đức:
2.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Nhận biết và chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước
- Thể hiện có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.
- Thể hiện có tính thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.
- Khẳng định được tính chủ động và tinh thần sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc.
- Thể hiện được lòng yêu ngành, yêu nghề và khả năng làm việc theo nhóm.
- Thể hiện được sự chính trực, tôn trọng giá trị cốt lõi của con người.
- Thể hiện được sự tự tin và cầu thị.
- Khẳng định được đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phát triển
- Thể hiện được sự cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao.


2.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Thể hiện được sự độc lập trong công việc: không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
- Thể hiện sự chính trực: phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng.
- Thể hiện sự Khách quan: phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị.
- Thể hiện tính bảo mật: phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình thực hiện công việc kế toán và kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.
- Khẳng định được tư cách nghề nghiệp: phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.
- Thực hiện được sự tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: phải thực hiện công việc kế toán, kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành.

2.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Thể hiện được tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp và cộng đồng
- Thể hiện được nhân cách, tôn trọng những người xung quanh
- Khẳng định được bản thân về vấn đề tôn trọng sự thật
- Khẳng định được sự tôn trọng, bảo vệ lợi ích của tổ chức, xã hội

Về đầu trang

3. Thời gian đào tạo: 4 năm.

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 133 tín chỉ

5. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh của Bộ giáo dục đào tạo; điểm phải thỏa mãn những yêu cầu của Bộ GDĐT và đạt điểm chuẩn tuyển sinh Ngành kế toán của trường.

6. Quy trình đào tạo: Theo học chế tín chỉ.

7. Điều kiện tốt nghiệp: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15.08.2007

8.Thang điểm: Theo học chế tín chỉ.

VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

1. Đại học

- Nhân viên kế toán tài chính ở tất cả các bộ phận kế toán ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Nhân viên kế toán quản trị ở tất cả các bộ phận kế toán ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Nhân viên kế toán tại các công ty làm dịch vụ kế toán và khai báo thuế;
- Nhân viên phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác ở trong nước và quốc tế;
- Nhân viên kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ;
- Nhân viên thuế trong các cơ quan thuế của Nhà nước;
- Kế toán tổng hợp ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Kế toán trưởng hoặc có khả năng làm các công việc liên quan trong lĩnh vực kinh tế, tài chính ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Chuyên gia, trợ lý tài chính - kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức ngân hàng, công ty kiểm toán và các tổ chức khác;
-Cán bộ đào tạo ngành Kế toán trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

2.Cao đẳng

- Nhân viên kế toán tài chính ở tất cả các bộ phận kế toán ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Nhân viên kế toán quản trị ở tất cả các bộ phận kế toán ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Nhân viên kế toán tại các công ty làm dịch vụ kế toán và khai báo thuế;
- Nhân viên phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác ở trong nước và quốc tế;
- Nhân viên kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ;
- Nhân viên thuế trong các cơ quan thuế của Nhà nước;
- Kế toán tổng hợp ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Kế toán trưởng hoặc có khả năng làm các công việc liên quan trong lĩnh vực kinh tế, tài chính ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác;
- Chuyên gia, trợ lý tài chính - kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức ngân hàng, công ty kiểm toán và các tổ chức khác;
- Cán bộ đào tạo ngành Kế toán trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

MỘT SỐ CƠ SỞ KINH DOANH, CÔNG TY, TẬP ĐÒAN KINH TẾ NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP VÀ ƯU TIÊN TUYỂN DỤNG

< align="left"p> - Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận
- Công ty cổ phần Đông Đô
- Công ty GEODIC
- Công ty Samsung ViNa
- Công Ty Z751, Z755 bộ quốc phòng
- Công ty VISSAN
- Công ty VIKINO
- Công ty TNHH Triumph International VN
- Công ty cơ điện lạnh Miền Đông
- Công ty Nestle Việtnam
- Công ty điện tử LG Việt Nam
- Trung tâm đào tạo Smart Train
- Công ty Kiểm toán Big Four.
- Công ty kiểm toán Phan Dũng
- Công ty kiểm toán KFI
- Công ty kiểm toán A&C
- Công ty kiểm toán Chuẩn Việt
- Công ty cổ phần Tập đoàn nguồn lực Việt (Vietsoursing)
- Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

MỘT SỐ TRƯỜNG CÓ CAM KẾT NHẬN SINH VIÊN TIẾP TỤC HỌC NÂNG CAO

1. Đại học

Sau khi tốt nghiệp ĐH học thêm 2 năm nhận bằng thạc sỹ

1) ĐH quốc gia Ilan, Đài loan. Yêu cầu: học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc
2) ĐH Hồ Nam, Trung Quốc. Yêu cầu: học bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh Toic 600
3) ĐH Quốc gia Thành Công, Đài Loan. Yêu cầu Toic 700, Toefl IBT 79, IELTS 6.5
4) ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Yêu cầu Tiếng Anh B1 chuẩn Châu Âu.

2. Cao đẳng

Sau khi tốt nghiệp CĐ học thêm 2 năm nhận bằng ĐH

1) ĐH quốc gia Ilan, Đài loan. Yêu cầu: học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc
2) ĐH Hồ Nam, Trung Quốc. Yêu cầu: học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc
3) ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

TT

Họ tên giảng viên

Ngày sinh

Văn bằng cao nhất

Môn học / học phần giảng dạy

1

Trần Phước

1956

GS, TS

NLKT, KTTC, Kiếm toán

2

Trần Văn Tùng

1974

TS

NLKT, KTTC, KTQT

3

Nguyễn Thị Thu Hiền

1978

Ths

NLKT, KTTC, KTQT

4

Nguyễn Thị Việt

1976

Ths

Ann văn chuyên ngành Kế toán

5

Nguyễn Thị Châu

1972

Ths

Ann văn chuyên ngành Kế toán

6

Trần Duy Vũ Ngọc Lan

1979

Tiến sĩ

HTTTKT, Kiểm toán

7

Cao Thị Cẩm Vân

1956

Ths

NLKT, KTTC, KTQT

8

Phạm  Tú Anh

1982

Ths

NLKT, KTTC, Kế toán quốc tế

9

Trần Ngọc Hùng

1984

Ths

KTTC, KTQT, PTHĐKD

10

Nguyễn Ngọc Minh

1970

Ths

HTTTKT, Kiểm toán

11

Nguyễn Thanh Tùng

1987

Ths

HTTTKT, Kiểm toán

12

Trần Thứ Ba

1973

Ths

KTTC, KTNN, Kiểm toán

13

Cồ Thị Thanh Hương

1975

Ths

NLKT, KTTC

14

Lăng Thị Minh Thảo

1973

Ths

KTTC, KTNH

15

Đoàn Thị Thuỳ Anh

1986

Ths

NLKT, KTTC

16

Nguyễn Thị Thu Hòan

1980

Ths

NLKT, KTTC

17

Đỗ Khánh Ly

1970

Ths

NLKT, KTTC

18

Nguyễn Thành Tài

1987

Ths

NLKT, KTTC, KTQT

19

Nguyễn Mạnh Tuyển

1972

Ths

NLKT, KTTC, Báo cáo thuế

20

Nguyễn Phúc Sinh

1972

TS

NLKT, KTTC, Kiểm toán

21

Nguyễn Thị Thu Thảo

1983

Ths

KTNH

22

Trịnh Quốc Hùng

1974

Ths

KTQT, PTHĐKD, Kiểm toán

23

Nguyễn Ngọc Khánh Dung

1986

Ths

NLKT, KTTC

24

Nguyễn Thị Ngọc Hải

1980

Ths

NLKT, KTTC

25

Võ Thuý Hà

1984

Ths

NLKT, KTTC, KTQT

26

Tăng Thị Thanh Thuỷ

1987

Ths

NLKT, Kiểm toán

27

Nguyễn Kính

1970

Ths

Báo cáo thuế, KTNN

28

Hoàng Đình Vui

1986

Ths

NLKT, KTTC, HTTTKT

29

Hùynh Huy Hạnh

1981

Ths

NLKT, KTTC

30

Huỳnh Tấn Dũng

1976

TS

NLKT, Kiểm toán, HTTTKT

31

Trần Thị Quỳnh Hương

1985

Ths

NLKT, KTTC

32

Nguyễn Thị Lan

1962

Ths

NLKT, KTTC

33

Lê Thủy Ngọc Sang

1982

Ths

NLKT, KTQT

Về đầu trang

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

  • Hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành được hiện đại hóa.
  • Các giảng đường, lớp học được cải tiến theo xu hướng hội nhập hiện đại và văn minh.
  • Các phương tiện đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ trên các giảng đường, lớp học.
  • Toàn trường có 5.500 máy tính.
  • Hệ thống nhà ăn, siêu thị, ngân hàng, bưu điện, ký túc xá phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt và học tập của HSSV.
  • Toàn trường có 20.000 chỗ ở nội trú cho HSSV trong đó cơ sở chính 5.000.
  • 10 phòng máy với 500 máy truy cập internet chạy trên 5 đường truyền ADSL 2MB.
  • Thư viện với 613.000 và 170.000 sách điện tử.
  • 5 phòng đọc đa phương tiện với 300 máy tính.
  • Hệ thống wifi phủ sóng toàn trường.
  • Trang web và phần mềm quản lý thư viện Libol
  • Số lượng chỗ: 5.000 chỗ theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • 90 phòng dùng cho học nhóm, hội thảo, đọc báo, tạp chí và tra cứu
  • Số phòng học lí thuyết và giảng đường: 1.425
  • Số phòng thí nghiệm và thực hành: 450
  • Phòng LAB học ngoại ngữ: 02 phòng 120 máy
  • Đèn chiếu, projector: 500 máy.

Thiết bị giảng dạy trực tuyến: 02 phòng.

Cơ sở vật chất toàn trường

Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

TT

Loại phòng học
(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính
hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ  học phần/môn học

1

Phòng máy tính

146

8.760

Máy tính

5.000

Tin học ứng dụng
Sinh tin học

2

Phòng học

 

81.000

Projector

 

Các học phần lý thuyết

3

Phòng LAB

10

750

HT nghe, nhìn

 

Anh văn chuyên ngành

4

Hội trường

3

5000

 

 

Các học phần lý thuyết

5

Thư viện

1

20.000

 

 

Tất cả các học phẩn

6

Khu thể thao

1

18.900

Hệ thống thiết bị tập thể dục

 

Giáo dục thể chất

7

Nhà văn hóa

1

900

 

 

Giáo dục thể chất, Kỹ năng giao tiếp

8

Phòng đọc sách

4

17.450

Máy tính tra cứu

 

Các học phần lý thuyết

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngành

- Cùng với sự phát triển của nhà trường, Khoa có các phòng thí nghiệm với hơn 4500 máy tính được phân bố tại các cơ sở. Trong đó tại cơ sở chính (thành phố Hồ Chí Minh), khoa sở hữu một phần hai tầng 3 nhà D và từ tầng 3 đến tầng 9 nhà H thuộc trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM với tổng diện tích trên 1000m2. Tại đây khoa đang sở hữu 21 phòng máy tính với số lượng trên 600 máy cấu hình mạnh được nối mạng với các thiết bị kết nối hiện đại. Sinh siên có thể truy cập internet tốc độ cao tại hầu hết mọi nơi trong trường để hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu. Sắp tới khoa tiếp tục được trang bị thêm một phòng máy tính hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như huấn luyện sinh viên thi giỏi nghề trong khu vực và thế giới. Khoa cũng đã cài đặt đầy đủ các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên cũng như giảng viên.
- Khoa CNTT có mối liên kết với các viện, khoa và trung tâm khác như: Khoa khoa học và kỹ thuật máy tính – ĐH Bách khoa Tp. HCM, Khoa Điện &Điện tử-ĐH Bách Khoa Tp. HCM, Khoa Toán-Tin ĐH Khoa học tự nhiên Tp. HCM, ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia Tp. HCM,…. Ngoài ra khoa cũng có mối liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước như Microsoft, CMC, CSC,

Về đầu trang

i++;
02839851917
02839851917