Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.

GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Chuẩn đầu ra; Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Tài chính Doanh nghiệp (tải về )
2. Đội ngũ giảng viên
3. Cơ sở vật chất

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Ngành đào tạo: Tài chính doanh nghiệp
Tên tiếng Anh: Corporate Finance
Trình độ đào tạo: Đại học (4 năm)
Loại hình đào tạo: Chính qui; Chính quy chất lượng cao
Mã ngành: D340299
Số tín chỉ: 133
Website: http://www.ffb.edu.vn forum.ffb.edu.vn
tập thể giảng viên khoa Tài chính – Ngân hàng

1. Mục đích và mục tiêu đào tạo

1.1 Mục đích đào tạo

Đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

1.2 Mục tiêu

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Tài chính doanh nghiệp người học có thể:

Về kiên thức:

- Trình bày được các vấn đề liên quan đến chuyên ngành được đào tạo
- Giải thích được qui luật vận hành của nền kinh tế thị trường và thị trường tài chính trong và ngoài nước
- Thực hành được các nghiệp vụ tài chính như: huy động vốn, đầu tư vốn, đầu tư tài chính, thẩm định các dự án đầu tư trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, phân tích được các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo chuyên ngành.

Về kĩ năng:

- Sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm tính toán hiện đại phục vụ cho chuyên ngành tài chính.

Về thái độ:

- Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm, trung thực, chuyên nghiệp, có ý thức vươn lên trong công việc và chuyên môn. Có khả năng tự học và học tập suốt đời
- Các mục tiêu khác (Kỹ năng mềm)
- Phát hiện được vấn đề, linh hoạt trong giải quyết các tình huống nghề nghiệp và cá nhân; biết tổ chức hoạt động và hợp tác trong nhóm; biết thuyết trình và giao tiếp hiệu quả.

2. Thông tin tuyển sinh

- Hình thức tuyển sinh: Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh của Bộ giáo dục đào tạo; điểm phải thỏa mãn những yêu cầu của Bộ GDĐT và đạt điểm chuẩn tuyển sinh Ngành Tài chính doanh nghiệp của trường.
- Dự kiến quy mô tuyển sinh: 500 chỉ tiêu.
- Hình thức đào tạo: Chính quy

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức

1.1. Kiến thức cơ bản

- Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêNin vào thực tiễn, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, kinh tế và xã hội cũng như trong thực tiễn công tác theo quan điểm duy vật biện chứng.
- Vận dụng được tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc tu dưỡng bản thân.và hoạt động nghề nghiệp..
- Sử dụng được tin học văn phòng.
- Sử dụng tiếng Anh (TOEIC400)
- Chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước.
- Vận dụng được kiến thức toán học vào thực tiễn làm việc và nghiên cứu khoa học.
- Tính toán được số liệu liên quan đến thống kê và xử lý thực nghiệm.
- Tiếp thụ được tinh hoa văn hóa các nước trong giao tiếp.
- Rèn luyện thể chất, săn sang tham gia bảo vệ Tổ quốc..

1.2. Kiến thức ngành

- Vận dụng được kiến thức kinh tế vĩ mô,vi mô,tài chính tiền tệ, thị trường tài chính, tài chính công,nguyên lý kế toán… trong chuyên ngành
- Vận dụng được kiến thức về tính toán, mô hình hóa, mô phỏng.
- Ứng dụng được toán cơ sở, toán kinh tế cho các nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Tìm và sử dụng được các tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng tiếng Việt và Anh.

1.3. Kiến thức chuyên ngành

- Phân tích được thị trường tài chính, thị trường tiền tệ trong và ngòai nước.
- Hoạch định được chiến lược tài chính, quản lý tài chính, quản trị rủi ro tài chính tại các loại hình doanh nghiệp, công ty đa quốc gia.
- Phân tích, thẩm định, thực hiện và kiểm tra được các dự án đầu tư và đầu tư tài chính, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm trong và ngoài nước .
- Hiểu và thực hiện được các nghiệp vụ tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các nghiệp vụ ngân hàng khác.
- Hiểu và thực hiện được các nghiệp vụ cơ bản của bảo hiểm trong hoạt động đầu tư và kinh doanh bảo hiểm cũng như quản trị rủi ro doanh nghiệp.
- Phân tích được các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và quyết toán thuế.
- Hiểu và vận dụng được hệ thống thông tin và quản lý hệ thống thông tin ngành tài chính ngân hàng.
- Ứng dụng được kiến thức về thương mại điện tử hiện đại trong mua bán kinh doanh.
- Sử dụng được kiến thức lý thuyết mô hình chuyên ngành tài chính trong nghiên cứu chuyên sâu.
- Thực hiện được các kĩ năng quản trị văn phòng, quản trị doanh nghiệp
- Có trình độ TOEIC400 tiếng Anh (hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương); đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

1.4. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

- Vận dụng được kiến thức nền tảng chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp vào thực tế làm việc tại doanh nghiệp.
- Vận dụng được kiến thức chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp vào phân tích và đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả cao, bền vững.
- Vận dụng được kiến thức về Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Tài chính nhà nước, Thị trường tài chính vào nghiên cứu và tham gia đề tài khoa học.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng

2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

- Tổ chức được công tác tài chính, xử lý các chứng từ , tình huống tài chính và lưu trữ thông tin tài chính trong doanh nghiệp.
- Vận dụng được các công cụ và kỹ thuật trong phân tích thị trường tài chính; khảo sát, nghiên cứu thị trường để hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra nghiệp vụ;
- Vận dụng được các công cụ và kiến thức trong phân tích báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo chuyên ngành.
- Thiết lập, thẩm định và quản lý được dự án đầu tư tài chính trong và ngoài nước;

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

- Phát hiện và đề xuất được giải pháp xử lý các vấn đề kinh tế, tài chính.
- Tổng quát hóa được vấn đề kinh tế, tài chính.
- Đánh giá và phân tích được định tính/định lượng vấn đề kinh tế, tài chính.
- Phân tích được và có thể ra các kết luận, quyết định giải quyết vấn đề, khuyến nghị về nghiệp vụ chuyên ngành về tài chính như: đầu tư vốn, huy động vốn, phân tích tài chính doanh nghiệp,…

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Đưa ra được các giả thuyết tài chính.
- Tìm kiếm được tài liệu và áp dụng các phương pháp tìm hiểu thông tin tài chính.
- Thu thập, phân tích và xử lý được thông tin bằng thực nghiệm để kiểm tra và chứng minh giả thuyết kinh tế tài chính.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

- Đánh giá được logic vấn đề kinh tế tài chính trong và ngoài nước một cách tổng thể
- Xác định được những vấn đề kinh tế tài chính phát sinh và tương quan giữa các vấn đề.
- Sắp xếp và xác định được các yếu tố trọng tâm, phân tích ưu nhược điểm & chọn giải pháp tài chính cân bằng.
- Thực hiện được kĩ năng tư duy và phân tích kinh tế đa chiều.

2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

- Vận dụng được kiến thức trong xác định các mục tiêu tài chính dựa trên nhu cầu và thực tế xã hội
- Vận dụng được các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc mô hình hóa ý tưởng, mục tiêu tài chính cũng như đa mục tiêu.
- Vận dụng được kiến thức trong tiếp cận và thiết kế dự án tài chính chuyên ngành và đa ngành
- Vận dụng được kiến thức về lập kế hoạch tài chính, triển khai kế hoạch, quản lý quá trình triển khai
- Vận dụng được kỹ năng nghề nghiệp để xử lý các tình huống trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch tài chính.
- Vận dụng được tiêu chuẩn lý thuyết nhằm thiết kế các tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính, điều chỉnh và sáng tạo các dự án chuyên ngành và đa ngành.

2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

- Lập được kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai
- Tổ chức sắp xếp được công việc
- Thực hiện được kĩ năng tư duy phản biện, trên cơ sở đó hình thành tư duy sáng tạo.
- Cập nhật được những thay đổi kinh tế thế giới

2.2. Kĩ năng mềm

2.2.1. Các kỹ năng cá nhân

- Phân tích được vấn đề với tư duy sáng tạo và suy xét về các yếu tố ảnh hưởng, có tính kiên trì và linh hoạt trong giải quyết các tình huống.
- Nhận biết được về khả năng, đặc điểm về tính cách và kiến thức của chính mình, lên kế hoạch cho nghề nghiệp và thể hiện tinh thần chủ động, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Xây dựng được kế hoạch quản lý thời gian và nguồn lực.
- Cập nhật được thông tin trong lĩnh vực kinh tế tài chính và khả năng học tập suốt đời.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

- Thành lập và tổ chức được hoạt động nhóm.
- Hợp tác và phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm.

2.2.3. Quản lý và lãnh đạo

- Thực hiện được các chức năng quản lý trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
- Kiểm soát và quản lý được các tình huống
- Kiểm soát quản lý được thời gian, công việc, quan hệ trong quá trình phát triển nghề nghiệp.

2.2.4. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp thành công bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ với các phương tiện thông thường và điện tử/đa truyền thông.

2.2.5. Các kỹ năng mềm khác

- Thực hiện được kỹ năng chăm sóc khách hàng và đối tác
- Thực hiện được kỹ năng tạo động lực làm việc

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Chính trực, tôn trọng giá trị cốt lõi của con người.
- Tự tin và cầu thị.
- Đòan kết nội bộ tốt, góp phần xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phát triển.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, trung thực, có trách nhiệm.
- Thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công việc.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp và cộng đồng
- Có nhân cách, tôn trọng những người xung quanh
- Tôn trọng sự thật
- Tôn trọng, bảo vệ lợi ích của tổ chức, xã hội.

VỊ TRÍ CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Nhân viên tài chính-kế toán, kế toán doanh nghiệp, nhân viên phân tích tài chính, nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên giao dịch, nhân viên thẩm định giá, chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp, chuyên viên quản trị tài chính, chuyên viên đầu tư tài chính, kiểm soát nội bộ, chuyên viên phân tích rủi ro, chuyên viên định giá tài sản, chuyên viên nguồn vốn…. tại các doanh nghiệp trong, ngoài nước và các công ty đa quốc gia.
- Nhân viên giao dịch, kế toán ngân hàng, chuyên viên thẩm định tín dụng ngân hàng, chuyên viên quản trị tài chính, chuyên viên thẩm định tài sản, chuyên viên phân tích rủi ro… tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư trong và ngòai nước.
- Cán bộ thuế, nhân viên tài chính, kế toán tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.
- Chuyên viên thiết lập, thẩm định các chương trình, dự án, nghiên cứu khoa học; chuyên viên tư vấn chiến lược tài chính tại các viện nghiên cứu
- Cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

MỘT SỐ CƠ SỞ KINH DOANH, CÔNG TY, TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP VÀ ƯU TIÊN TUYỂN DỤNG

- Ngân hàng ngoại thương Việt nam
- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt nam
- Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
- Ngân hàng CP Thương tín
- Ngân hàng phát triển Việt Nam.
- Ngân hàng thương mại Á Châu.
- Ngân hàng thương mại Đại Á.
- Ngân hàng thương mại Đông Á.
- Ngân hàng thương mại Nam Á.
- Ngân hàng CP bưu điện
- Ngân hàng ANZ.
- Ngân hàng Citi Bank
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt nam
- Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn
- Tập đoàn Dầu khí VN
- Tổng Công ty Vạn Thinh Phát ( Đài Loan)
- Prudential Việt Nam
- Công ty bảo hiểm Dai-Ichi Nhật Bản

MỘT SỐ TRƯỜNG CÓ CAM KẾT NHẬN SINH VIÊN TIẾP TỤC HỌC NÂNG CAO

1. Đại học

Sau khi tốt nghiệp ĐH học thêm 2 năm nhận bằng thạc sỹ

1) ĐH quốc gia Ilan, Đài loan. Yêu cầu: học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.
2) ĐH Hồ Nam, Trung Quốc. Yêu cầu: học bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh Toic 600.
3) ĐH Quốc gia Thành Công, Đài Loan. Yêu cầu Toic 700, Toefl IBT 79, IELTS 6.5.
4) ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Yêu cầu Tiếng Anh B1 chuẩn Châu Âu.
5) Đại học Ngân Hàng
6) Đại học Soongsil Hàn Quốc

2. Cao đẳng

Sau khi tốt nghiệp CĐ học thêm 2 năm nhận bằng ĐH

1) ĐH quốc gia Ilan, Đài loan. Yêu cầu: học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.
2) ĐH Hồ Nam, Trung Quốc. Yêu cầu: học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.
3) ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

DANH SÁCH CÁN BỘ GIẢNG VIÊN

TT

Họ tên giảng viên

Văn bằng
cao nhất

Môn học / học phần giảng dạy

1

Nguyễn Trung Trực

Tiến sĩ

TCDN, TCQT, PTĐTCK

2

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Tiến sĩ

Thuế, TCC

3

Phạm Ngọc Vân

Tiến sĩ

BĐS, TCTT

4

Võ Văn Hợp

Tiến sĩ

TTC, TTQT

5

Nguyễn Thị Tuyết Nga

Tiến sĩ

NVNH, NHMP

6

Lê Thị Khuyên

Tiến sĩ

NVNH, NHMP

7

Nguyễn Hoàng Hưng

Thạc sĩ

TCQT, ĐTTC

8

Đoàn Văn Đính

Tiến  sĩ

Thuế, TCTT

9

Nguyễn Quý Hiệp

Thạc sĩ

TTCK, PTBCTC

10

Đặng Thị Trường Giang

Thạc sĩ

TCDN, PTBCTC

11

Đặng Công Triết

Thạc sĩ

TCC, TTTC

12

Bùi Ngọc Toản

Thạc sĩ

MHTC, TTC

13

Hồ Thị Nguyệt Thanh

Thạc sĩ

AVCN

14

Lại Cao Mai Phương

Thạc sĩ

TTCK, PTBCTC

15

Nông Ngọc Dụ

Thạc sĩ

MHTC, THUD

16

Nguyễn Hữu Tuyên

Thạc sĩ

TTCK, PTBCTC

17

Nguyễn Lê Hồng Vỹ

Thạc sĩ

TCC, Thuế

18

Nguyễn Thị Kiều Nga

Thạc sĩ

Thuế, PTBCTC

19

Nguyễn Thị Kim Liên

Thạc sĩ

NLBH, QTNHTM

20

Nguyễn Thị Mỹ Phượng

Thạc sĩ

TCDN, TTTC

21

Nguyễn Thị Thủy

Thạc sĩ

TCDN, TTTC

22

Phạm Khánh Dương

Thạc sĩ

TCC, Thuế

23

Phạm Thị Bích Thảo

Thạc sĩ

TTCK, PTBCTC

24

Phạm Thị Phương Loan

Thạc sĩ

TCDN, TCQT

25

Phan Minh Xuân

Thạc sĩ

THUD, HTTT

26

Phùng Thị Cẩm Tú

Thạc sĩ

TCDN, PTBCTC

27

Tạ Thị Kim Thoa

Thạc sĩ

THUD, HTTT

28

Từ Thị Hoàng Lan

Thạc sĩ

ĐTTC, TTTC

29

Trần Huỳnh Kim Thoa

Thạc sĩ

TTC, TTQT

30

Trần Thị Thanh Thủy

Thạc sĩ

AVCN

31

Trịnh Tuấn Anh

Thạc sĩ

THUD, HTTT

32

Võ Thị Thu Hằng

Thạc sĩ

NLBH, QTNHTM

33

Vũ Cẩm Nhung

Thạc sĩ

MHTC, THUD

34

Vũ Thanh Liêm

Thạc sĩ

TCDN, TTTC

35

Vũ Thị Thuỳ Linh

Thạc sĩ

NLBH, QTNHTM

36

Hồ Thanh Trí

Thạc sĩ

HTTT, Toán ứng dụng

37

Nguyễn Thị Thương

Thạc sĩ

NHMP, NVNHTM

CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

- Khoa sở hữu một phần hai tầng 2 nhà V thuộc trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM.
- Khoa được trang bị Hệ thống Ngân hàng mô phỏng hiện đại với phần mềm cập nhật với trên 100 máy tính nối mạng và hoạt động với các nghiệp vụ thực tế như một ngân hàng thu nhỏ.
- Khoa cũng đã cài đặt đầy đủ các phần mềm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên như phần mềm kê khái báo cáo thuế TS24, phần mềm chứng khoán ảo vnstockgame...

HỘI NGHỊ - HỘI THẢO - CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Giáo trình đã xuất bản toàn quốc:

+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1,TS,Nguyễn Trung Trực và nhóm tác giả, năm 2013,Nhà xuất bản Kinh tế
+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2, TS,Nguyễn Trung Trực và nhóm tác giả, năm 2013,Nhà xuất bản Kinh tế
+ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 3, TS,Nguyễn Trung Trực và nhóm tác giả, năm 2014, Nhà xuất bản Kinh tế
+ Giáo trình Thanh toán quốc tế, TS Võ văn Hợp, năm 2014, Nhà xuất bản Kinh tế
+ Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, TS,Nguyễn Tuyết Nga và nhóm tác giả, năm 2014, Nhà xuất bản Kinh tế
+ Giáo trình Thuế, TS Nguyễn Thị Mỹ Linh, năm 2012, Nhà xuất bản Kinh tế

- Các đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu:

+ Tái cấu trúc ngành dệt may, Đề tài Bộ Công thương, 2010, PGS, TS Phan Thị Cúc, chủ nhiệm và nhóm tác giả (Xếp loại xuất sắc)
+ Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dệt may ở vùng Đông Nam bộ, Đề tài Bộ Công thương, 2012, TS, Nguyễn Trung Trực, chủ nhiệm và nhóm tác giả (Xếp loại xuất sắc)
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro về giá đối với một số sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh KonTum, TS Nguyễn Thị Mỹ Linh, chủ nhiệm và nhóm tác, năm 2013-2014

- Các đề tài khoa học đang thực hiện:

+ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp huy động vốn để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Đề tài Bộ Công Thương, năm 2014, TS, Nguyễn Trung Trực, chủ nhiệm và nhóm tác giả.
+ Nghiên cứu và đề xuất một sô giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với thủy sản xuất khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài Bộ Công Thương, năm 2014, TS Nguyễn Thị Mỹ Linh và nhóm tác giả.

- Các bài báo khoa học đã công bố:

TT

Tên tác giả

Tên hội nghị, hội thảo quốc tế

Thời gian, địa điểm

Tên đề tài hội thảo

1

Nguyen Thi My Linh

Asian Network for Quality Congress,  2011

September, 27 – 30, 2011, HCM city, Vietnam

The quality of state management to real estate market in  Vietnam.

2

Nguyen Thi My Linh & Nguyen Tran Phuoc

The effective way of promoting exchanges & cooperation between Korea & Viet Nam with respect to economic development in Korea.

June, 15 – 17, 2012, HCM city, Vietnam

Attracting foreign direct investment (FDI) in VietNam: The issues set for VietNam

3

Dang Thi Trương Giang & Huynh Thanh Dien

The effective way of promoting exchanges & cooperation between Korea & Viet Nam with respect to economic development in Korea.

June, 15 – 17, 2012, HCM city, Vietnam

The roles of social capital and public debt in Vietnam: The relationships among the government-Banks -Enterprises

4

 

Nguyen Thi Tuyet Nga

The effective way of promoting exchanges & cooperation between Korea & Viet Nam with respect to economic development in Korea.

June, 15 – 17, 2012, HCM city, Vietnam

Credit solutions of the Industrial and Commercial Bank (Vietinbank) to Export Processing Zones and Industrial Parks in the areas of ​​Ho Chi Minh City

5

TS Nguyễn Trung Trực

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần I – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

29/11/2005

Nghiên cứu nâng cao năng lực Tài chính trong cạnh tranh xuất khẩu nông thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

6

PGS.TS Phan Thị Cúc, ThS Đoàn Văn Huy

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần II – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

T7/2007

Một số vấn đề lí luận về xây dựng trường DH Công Nghiệp TPHCM theo mô hình trường đại học cổ phần có sự góp mặt của nhà nước.

7

TS Nguyễn Trung Trực

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần II – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

T7/2007

Thành lập tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo (OREC).

8

TS Đoàn Văn Đính

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần II – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

T7/2007

Nghiên cứu so sánh giữa kế toán ngân hàng và kế toán tài chính doanh nghiệp.

9

TS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần II – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

T7/2007

Các giải pháp tài chính nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và chuyển đổi tiền tệ trong nền kinh tế hội nhập ở nước ta.

10

TS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Kỷ yếu hòan thiện luật NH -Tạp chí CNNH

T12/07

Những nội dung cần được sửa đổi trong luật các tổ chức tín dụng (2007)

11

PGS.TS Phan Thị Cúc

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần III – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

2008

Diễn biến lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm chế linh hoạt

12

TS Nguyễn Trung Trực

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần III – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

2008

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ- nguyên nhân- hậu quả và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

13

TS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần III – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

2008

Các giải pháp tài chính nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

14

TS.Nguyễn Thị Mỹ Linh

Hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần III – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

2008

Khảo sát tình hình nhà ở cho người có thu nhập thấp và một số giải pháp.

15

TS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Kỷ yếu hội thào KH- Tác động Chính sách tiền tệ đối với họat động kinh doanh của NHTM

2008

Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ (2008)

16

TS Nguyễn Trung Trực

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre 2011-2015”

2010

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bến Tre.

17

TS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre 2011-2015”

2010

Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ Tài chính- Ngân hàng tỉnh Bến Tre đến năm 2015.

18

TS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Kỷ yếu hội thảo khoa

2010

Bài học kinh nghiệm và giải pháp hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2010)

19

GS.TS Dương Thị Bình Minh và TS Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh - 14/10/2011

2011

Chính sách thu tài chính nhà nước - Phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

20

TS.Nguyễn Thị Mỹ Linh

21/5/2013 tại Đại học Xây Dựng Hà Nội.

2013

Lý thuyết Vị thế - Chất lượng: Các vấn đề lý luận và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính

PHONG TRÀO HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ

Lễ trao giải cuộc thi chỉnh phục đỉnh cao đầu tư 2014

Chương trình tết yêu thương Vĩnh Long 2014

Facebook hoạt động đoàn khoa Tài chính – Ngân hàng

CÁC THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2104

  • Thực hiện và nghiệm thu nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ và địa phương.
  • Giải nhất đồng đội Phân tích đầu tư chứng khoán (Đại học Ngoại thương đăng cai tổ chức).
  • Nằm trong top 10 trong hơn 1000 đội tham dự Chinh phục đỉnh cao đầu tư (Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp cùng VCB đăng cai tổ chức).
  • Hoàn thành xuất sắc cuộc thi FESES OPEN DAY trong cuộc thi “Sàn giao dịch Chứng khoán ảo FESE lần thứ 11 (Đại học Kinh tế Luật đăng cai tổ chức).
  • Tổ chức thành công cuộc thi Chứng khoán ảo cho sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Giải nhất toàn đoàn chung kết văn nghệ cấp trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 2104.
  • Giải ba toàn trường hội thao 2014.
  • Tổ chức thành công chương trình Tết yêu thương Vĩnh Long 2014.
  • Tổ chức thành công chương trình kết nối Doanh nghiệp – Ngân hàng 2014.
  • Tổ chức thành công hội thảo họp mặt gắn kết cựu sinh viên và sinh viên Khoa Tài chính – Ngân hàng 2104.

Về đầu trang

i++;
02839851917
02839851917