Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số …/QĐ-ĐHCN ngày …tháng…năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh)

Tên chương trình: Luật kinh doanh
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Luật quốc tế
Mã số: D380107 Loại hình đào tạo: Chính quy

Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Luật kinh tế (tải về )

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo đại học ngành luật kinh tế là đào tạo cử nhân luật chuyên ngành luật kinh tế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức về an ninh quốc phòng và sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến chuyên ngành pháp luật, có trình độ chuyên môn ngành luật và chuyên sâu ngành luật kinh tế, đặc biệt là kiến thức pháp lý cho hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý được giao trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Về kiến thức:

1.2.1.1. Kiến thức chung:

- Kiến thức về lý luận chính trị: Hiểu rõ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Kiến thức khoa học xã hội và nhân văn: Hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành luật như Xã hội học, Tâm lý học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới, Logic học.
- Kiến thức chung về nhà nước và pháp luật: Hiểu rõ lịch sử hình thành, phát triển của nhà nước và pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới. Phân tích được vai trò của Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. Trình bày được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam, đặc điểm hệ thống pháp luật CHXHCN Việt Nam.

1.2.1.2. Kiến thức chuyên ngành:

- Kiến thức ngành luật: Có kiến thức nền tảng các ngành luật cơ bản như luật hiến pháp, luật hành chính và luật tố tụng hành chính, luật hình sự và luật tố tụng hình sự, luật dân sự và luật tố tụng dân sự, luật lao động, luật đất đai, luật quốc tế, luật luật so sánh.
- Kiến thức chuyên ngành luật kinh tế: Có kiến thức chuyên ngành luật kinh tế như pháp luật về chủ thể kinh doanh; pháp luật về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại; pháp luật về thương mại quốc tế; pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; pháp luật về đầu tư; pháp luật về cạnh tranh; pháp luật về tài chính, ngân hàng; pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, du lịch, thương mại điện tử, xây dựng; pháp luật về thuế; pháp luật về trọng tài thương mại; pháp luật về thi hành án dân sự.

1.2.1.3. Kiến thức bổ trợ:

- Kiến thức về khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh như: kinh tế học, quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực.

1.2.2. Về kỹ năng: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân luật kinh tế có khả năng:


- Giải thích, phân tích, áp dụng đúng các quy định của pháp luật kinh tế vào thực tiễn công tác chuyên môn nghiệp vụ liên quan;
- Tham mưu cho lãnh đạo các giải pháp, biện pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động của tổ chức kinh tế.
- Tiến hành được thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, đăng ký ngành nghề kinh doanh, giải thể, phá sản, mở chi nhánh, văn phòng đại diện của các loại hình tổ chức kinh tế;
- Soạn thảo được văn bản quy phạm nội bộ (điều lệ, nội quy, quy chế, quy định), văn bản hành chính phục vụ công tác quản lý, điều hành tổ chức kinh tế;
- Soạn thảo được hợp đồng dân sự, lao động, hợp đồng kinh doanh – thương mại;
- Giao tiếp, đàm phán ký kết hợp đồng dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại;
- Tư vấn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức;
- Độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh;
- Đại diện cho tổ chức kinh tế tham gia tố tụng trong các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án, trọng tài thương mại.
- Khả năng phản biện xã hội, đề xuất giải pháp, kiến nghị, đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước.

1.2.3. Về thái độ:

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

1.2.4. Các vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Làm việc tại các Công ty luật, Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng, Văn phòng thừa phát lại, Trung tâm trọng tài thương mại;
- Làm việc tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp;
- Phụ trách công tác pháp lý trong các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;
- Tư vấn pháp luật về kinh doanh, thương mại cho các tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh.
- Nghiên cứu, giảng dạy luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Khả năng học nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành: Luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, thừa phát lại, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.

1.2.5. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học:

- Để được xét tốt nghiệp, sinh viên đại học ngành Luật kinh tế tối thiểu phải đạt khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam bậc 2 tương đương chuẩn A2 châu Âu, có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 400 điểm và chứng chỉ A tin học ứng dụng.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

2.1.1. Kiến thức chung:

Có bản lĩnh chính trị vững vàng; Hiểu rõ về chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối cách mạng Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.1.2. Kiến thức cơ sở ngành luật:

- Giải thích được sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, vai trò của Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam;
- Áp dụng được kiến thức, lý luận nền tảng về xã hội học, tâm lý học, logic học và luật học để giải thích, phân tích, nhận định, đánh giá đúng tính chất các quan hệ pháp luật: hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, hành chính, lao động;
- Áp dụng được các kiến thức kinh tế học, luật học để giải thích, phân tích, đánh giá đúng bản chất các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để giải thích, phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá đúng tính chất, mức độ nghiêm trọng của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, lao động, đất đai, môi trường; Xác định được hướng và cách thức giải quyết;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, nhận định, đánh giá đúng tính chất của các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; Xác định được hướng và cách thức giải quyết;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, nhận định, đánh giá tính đúng sai của các vụ việc hành chính; Xác định được hướng và cách thức giải quyết;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, xác định bản chất các quan hệ lao động, nhận định, đánh giá tính đúng sai của các vụ tranh chấp lao động; Xác định được hướng và cách thức giải quyết;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, nhận định, đánh giá tính đúng sai của các vụ việc liên quan đến đất đai; Xác định được hướng và cách thức giải quyết;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, nhận định, đánh giá tính đúng sai của quy trình tố tụng giải quyết các vụ án hình sự; Xác định được hướng và biện pháp cần áp dụng để khắc phục sai sót;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, nhận định, đánh giá tính đúng sai của quy trình tố tụng giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; Xác định được hướng và biện pháp cần áp dụng để khắc phục sai sót;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, nhận định, đánh giá tính đúng sai của quy trình tố tụng giải quyết các tranh chấp lao động; Xác định được hướng và biện pháp cần áp dụng để khắc phục sai sót;
- Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành luật để phân tích, nhận định, đánh giá tính đúng sai của quy trình tố tụng giải quyết các vụ án hành chính; Xác định được hướng và biện pháp cần áp dụng để khắc phục sai sót;
- Hiểu rõ các kiến thức về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, pháp luật so sánh.

2.1.3. Kiến thức chuyên ngành luật kinh tế:

- Áp dụng được các kiến thức ngành luật thương mại để phân tích, nhận định, đánh giá tính đúng sai của các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại; Xác định được hướng và cách thức giải quyết;
- Giải thích, phân tích và áp dụng được kiến thức pháp luật về chủ thể kinh doanh vào hoạt động quản lý điều hành tổ chức kinh tế;
- Giải thích, phân tích và áp dụng được kiến thức pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ;
- Áp dụng được các kiến thức pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại để soạn thảo, tư vấn việc ký kết, thực hiện, thanh lý hợp đồng kinh doanh thương mại;
- Giải thích, phân tích và áp dụng được kiến thức pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán vào thực tiễn hoạt động quản lý, đầu tư kinh doanh chứng khoán;
- Phân tích và áp dụng được kiến thức pháp luật về đầu tư, cạnh tranh, pháp luật về tài chính, ngân hàng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật về thuế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế;
- Phân tích và áp dụng được kiến thức pháp luật về trọng tài thương mại để tham gia quy trình tố tụng giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại của tổ chức kinh tế;
- Giải thích, phân tích được kiến thức pháp lý liên quan đến hội nhập quốc tế của nước ta trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại quốc tế.

2.1.4. Kiến thức bổ trợ ngành luật kinh tế:

- Phân tích và áp dụng được kiến thức pháp luật về môi trường, pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về luật sư, công chứng và thừa phát lại vào hoạt động thực tiễn liên quan;
- Phân tích và áp dụng được kiến thức về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị doanh nghiệp, quản trị văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng vào hoạt động thực tiễn công tác chuyên môn nghiệp vụ có liên quan;
- Đạt khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam bậc 2 tương đương chuẩn A2 châu Âu, có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 400 điểm và chứng chỉ A tin học văn phòng.

2.1.5. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp:

- Trình bày được nội dung cơ bản của các chuyên ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ được giao tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập;
- Áp dụng được kiến thức đã học kết hợp với thực tế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để đề xuất những giải pháp trong lĩnh vực pháp lý liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Hoàn thành bài báo cáo thực tập có ý kiến nhận xét, đánh giá và xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập;
- Hoàn thành và bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp trước hội đồng chuyên môn của Bộ môn luật học.

2.1.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có khả năng tự học tập suốt đời để nâng cao kiến thức.
- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc sau đại học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng cứng

2.2.1.1. Các kỹ năng thực hành nghề nghiệp:

- Tiến hành được thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, đăng ký ngành nghề kinh doanh, giải thể, phá sản, mở chi nhánh, văn phòng đại diện của các loại hình tổ chức kinh tế;
- Soạn thảo được văn bản quy phạm nội bộ (nội quy, quy chế, quy định), văn bản hành chính phục vụ công tác quản lý, điều hành tổ chức kinh tế;
- Tư vấn, soạn thảo được hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh – thương mại;
- Tham mưu cho lãnh đạo các giải pháp, biện pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động của tổ chức kinh tế;
- Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về đầu tư, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về tài chính, ngân hàng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật về thuế, pháp luật về sơ hữu trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức kinh tế;
- Đại diện theo ủy quyền cho tổ chức kinh tế tham gia tố tụng trong các vụ án hành chính, các vụ tranh chấp lao động, kinh doanh thương mại tại tòa án;
- Đại diện theo ủy quyền cho tổ chức kinh tế tham gia tố tụng trong các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại tại trọng tài thương mại;
- Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực pháp lý, đọc hiểu các tài liệu pháp luật bằng tiếng Anh.

2.2.1.2. Kỹ năng lập luận và giải quyết vấn đề:

- Phân tích và xác định được các quan hệ pháp luật bên trong và bên ngoài có liên quan đến cơ quan, tổ chức;
- Nhận diện được các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ của cơ quan, tổ chức, nhóm làm việc và đề xuất được các biện pháp tối ưu để giải quyết.

2.2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức:

- Xây dựng được một chương trình khảo sát thực tế phục vụ cho đề tài tiểu luận, luận văn tốt nghiệp;
- Xác lập được qui trình thu thập và xử lý thông tin thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho đề tài tiểu luận, luận văn tốt nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thông tin và đưa ra kết luận phù hợp với lý luận và thực tiễn.

2.2.1.4. Năng lực áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

- Áp dụng được kiến thức pháp luật vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan;
- Thực hành các kỹ năng nghề nghiệp trong thực tiễn công tác chuyên môn.

2.2.1.5. Năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp:

- Lập được kế hoạch cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai;
- Tổ chức sắp xếp được các công việc chuyên môn nghiệp vụ;
- Sáng tạo trong công việc, biết tự cập nhật kiến thức pháp luật mới để hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu công việc và xã hội;
- Khả năng thích nghi với môi trường công việc áp lực cao.

2.2.2. Kỹ năng mềm

2.2.2.1. Các kỹ năng cá nhân:

- Khả năng đàm phán, thương lượng để giao kết hợp đồng, giải quyết công việc;
- Khả năng trinh bày quan điểm cá nhân và thuyết phục người khác;
- Khả năng hùng biện, lập luận, bảo vệ quan điểm;
- Khả năng phân tích vấn đề, tình huống đang xảy ra với tư duy sáng tạo từ đó suy xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng và đưa ra hướng giải quyết;
- Lập được kế hoạch công tác cho cá nhân, cho nhóm làm việc;
- Quản lý thời gian hiệu quả phục vụ công tác chuyên môn.

2.2.2.2. Làm việc theo nhóm Tổ chức, thành lập được nhóm;

- Giải quyết được những xung đột trong nhóm;
- Quản lý, điều hành hoạt động của nhóm.

2.2.2.3. Kỹ năng quản lý:

- Kiểm soát và xử lý được các tình huống phát sinh trong công việc;
- Kiểm soát được thời gian, tiến độ xử lý công việc;
- Biết tạo động lực làm việc cho tập thể;
- Phát triển được kỹ năng lãnh đạo.

2.2.2.4. Kỹ năng giao tiếp:

- Giao tiếp được bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;
- Giao tiếp tốt bằng phương tiện phi ngôn ngữ.

2.3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

2.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức và có tinh thần và sức khỏe tốt;
- Có trách nhiệm với xã hội, ý thức cộng đồng cao và tác phong công nghiệp;
- Có sự tinh thần cầu thị, phê bình và tự phê bình;
- Chính trực, tôn trọng giá trị cốt lõi của con người;
- Cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao;

2.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Tinh thần thượng tôn pháp luật; Chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong đời sống và trong công tác chuyên môn;
- Có lương tâm nghề nghiệp; Hiểu nguyên tắc công bằng là giá trị cốt lõi của nghề luật;
- Luôn thể hiện tính chủ động, tinh thần sáng tạo trong công việc;
- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, cầu thị và hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp; có ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
- Yêu công việc, đoàn kết nội bộ tốt, góp phần xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phát triển;

2.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội:

- Có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp và cộng đồng;
- Có nhân cách, tôn trọng giá trị con người;
- Tôn trọng đạo đức xã hội; Tôn trọng sự thật;
- Tôn trọng, bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức, xã hội.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 138 tín chỉ (TC)

5. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.

02839851917
02839851917