Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Giới thiệu Bộ môn Xây dựng

Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Kỹ thuật công trình xây dựng (tải về)

2. Các ngành đào tạo:

Bộ môn hiện đang đào tạo 2 chuyên ngành bậc đại học. Thời gian đào tạo 4 năm (8 học kỳ). Các chương trình đào tạo của Bộ môn được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO.
- Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng: đào tạo kỹ sư chuyên ngành xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.
- Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: đào tạo kỹ sư chuyên ngành xây dựng Cầu đường bộ. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong thời kỳ hội nhập. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư và có cơ hội việc làm tại các công ty, xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo,…trong lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, sinh viên có thể học tập lên các bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp.

3. Nhân sự của Bộ môn:

Hiện tại, Bộ môn có 16 giảng viên, trong đó có 8 tiến sĩ và 8 thạc sĩ, và 01 giáo vụ. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của Bộ môn còn có sự tham gia thỉnh giảng của các Giáo sư, Tiến sĩ và Chuyên gia từ các đơn vị ngoài Trường.

4. Công tác nghiên cứu khoa học:

- Chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế Giảng viên trong Bộ môn tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp, tham dự và báo cáo các nghiên cứu khoa học tại các hội nghị trong nước và quốc tế. Bộ môn có quan hệ hợp tác về đào tạo, trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu với nhiều trường đại học Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ, Anh, Ý,…

5. Những kế hoạch tương lai:

- Về đào tạo: tiếp tục đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến lên đào tạo các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Chương trình đào tạo luôn được cải tiến để theo kịp và đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội.
- Về phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất: xây dựng kế hoạch đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, thực hiện các chính sách thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao để phát triển đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo cũng luôn được xây dựng, nâng cấp đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.
- Về nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế: tiếp tục các nghiên cứu khoa học hướng đến các công bố quốc tế. Phát triển các hoạt động chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ như tư vấn thiết kế, thí nghiệm kiểm định,…cho xã hội. Mở rộng các hợp tác quốc tế với các Trường đại học trên thế giới ở các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

1. Mục tiêu đào tạo

Tên chương trình: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.
Trình độ đào tạo: Đại học.
Ngành đào tạo: Kỹ thuật công trình xây dựng
Mã số: 52580205
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung.
Thời gian đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có sự phát triển toàn diện, có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, đáp ứng được các yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể :

Kiến thức: Kiến thức khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn rộng, có thể áp dụng vào các kỹ thuật hiện đại nói chung, vào kỹ thuật công trình xây dựng nói riêng; các kiến thức chuyên môn ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp cần thiết cho nghề nghiệp của một kỹ sư hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn.

Kỹ năng: Có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng phân tích thiết kế kết cấu, tổ chức các biện pháp thi công công trình xây dựng,… giải quyết các vấn đề của ngành xây dựng. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như: kỹ năng phát triển nghề nghiệp, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp hiệu quả… cũng được trang bị cho người học. Thái độ: Nhận thức về trách nhiệm đối với cộng đồng, môi trường và xã hội, có thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.

Vị trí làm việc sau tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như: Công ty tư vấn Khảo sát - Thiết kế, Tư vấn giám sát, Tư vấn thi công xây lắp xây dựng,…; Các cơ quan quản lý nhà nước ngành xây dựng; Các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo. Ngoài ra, Sinh viên tốt nghiệp có thể học tập ở các bậc học cao hơn. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học: tiếng Anh trong giao tiếp (TOEIC 400), tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho công việc. Trình độ tin học bao gồm: Kiến thức tin học theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và Tin học ứng dụng cho ngành xây dựng.

2. Chuẩn đầu ra Tên chuyên ngành:

- Tên chuyên ngành:
-Tên tiếng việt: Kỹ thuật công trình xây dựng
-Tên tiếng anh: Building and Infrastructure Engineering
Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư; Thời gian đào tạo: 4 năm)

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kỹ sư xây dựng sẽ có chuẩn đầu ra như sau:
- Khả năng vận dụng kiến thức cơ bản ngành kỹ thuật và kiến thức cơ sở ngành xây dựng.
- Khả năng phân tích thiết kế kết cấu công trình xây dựng và tiến hành các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
- Khả năng thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, cũng như khả năng về quản lý dự án các công trình xây dựng.
- Khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại trong thực hiện các công việc ngành xây dựng.
- Có các kỹ năng mềm như sau: Làm việc theo nhóm; Nhận diện và giải quyết vấn đề; Giao tiếp hiệu quả; Nhóm kỹ năng về quản lý bản thân; Kỹ năng Lãnh đạo.
- Khả năng sử dụng Tiếng Anh hiệu quả (đạt chuẩn TOEIC 400) và Tin học theo chuẩn kỹ năng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Khả năng sử dụng Tin học ứng dụng trong chuyên ngành xây dựng như: AutoCad, SAP2000, ETABS, SAFE, Dự toán.
- Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân, đạo đức nghề nghiệp.
- Kiến thức về xã hội, biết chủ trương chính sách và pháp luật Nhà nước.
- Khả năng học tập suốt đời và ý thức được sự cần thiết của học tập nâng cao kiến thức.

III. NĂNG LỰC ĐÀO TẠO

1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu thực hiện chương trình:

(Ghi chú: Đội ngũ giảng viên của Bộ môn còn có sự tham gia thỉnh giảng của các Giáo sư, Tiến sĩ và Chuyên gia từ các đơn vị ngoài Trường).

2. Cơ sở vật chất:

- Hệ thống phòng học lý thuyết với không gian thoáng mát.
- Phòng học Ngoại ngữ, Tin học và Phòng học đa phương tiện hiện đại, đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy học.
- Khu thí nghiệm, thực hành chuyên ngành xây dựng bao gồm: Phòng thí nghiệm Sức bền vật liệu, Phòng thí nghiệm cơ đất và vật liệu xây dựng, Phòng thí nghiệm kiểm định công trình, Phòng thực hành trắc địa, Phòng thực tập nghề nghiệp đầy đủ dụng cụ phục vụ tốt cho việc học tập và nghiên cứu.
- Ngoài ra, Bộ môn còn liên kết với các đơn vị hoạt động trong ngành Xây dựng ngoài trường để phục vụ cho sinh viên các hoạt động tham quan chuyên ngành và thực tập ngoài công trường.

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
Ngành đào tạo: Kỹ thuật công trình xây dựng
Tên tiếng Anh: Building and Infrastructure Engineering
Mã ngành: D580201 Tổng số tín chỉ của chương trình là 128 (Không tính môn học Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất)

 

02839851917
02839851917