Tuyển sinh: Điện thoại liên hệ:.:: 028 3985 1932 - 028 3985 1917 - 028 3895 5858 ::.
Truong DH Cong Nghiep Tp.HCM

CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ
I.  TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ
Trình độ đào tạo    : Đại học
Loại hình đào tạo  : Chính qui
Ngành đào tạo      : Công nghệ Cơ điện tử
Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Cơ điện tử (tải về )
Tên tiếng Anh       : Mechatronics
Mã ngành              : 510203
Số tín chỉ              : 131
Website: hui-fme.vn


(Ban hành theo Quyết định số: 235/QĐ- ĐHCN, ngày 30/05/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)

Cơ điện tử (Mechatronics) là một chuyên ngành mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỷ 20. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy Cơ điện tử ra đời.
Nhiều định nghĩa về Cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của Cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.
Sản phẩm Cơ điện tử là các sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng như các đồ dùng, thiết bị gia dụng được chế tạo hàng loạt, hoặc các sản phẩm chất lượng cao như điện thoại thông minh, ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, thiết bị y tế, các bộ phận cơ thể nhân tạo thay thế cho con người vv… Các sản phẩm này được thiết kế và chế tạo một cách tiện ích nhất, phù hợp với các yêu cầu riêng cho người sử dụng và người sử dụng không quan tâm đến các công nghệ được dùng trong nó mà họ mua và dùng các sản phẩm này vì nó tốt hơn, kinh tế hơn, tiện dụng hơn phù hợp với những yêu cầu riêng của mình.

I. MỤC TIÊU CHUNG

Nhằm đào tạo những kỹ sư có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe; có nền tảng vững chắc về kiến thức toán học, khoa học cơ bản và cơ sở kỹ thuật; có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về quản lý, tổ chức và điều hành sản xuất; có kỹ năng thực hành cơ bản và kỹ năng làm việc theo nhóm; có trình độ ngoại ngữ tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực Cơ điện tử. Chương trình chú trọng đến việc phát triển các kỹ năng phân tích, các giải pháp kỹ thuật có thể có, qua đó sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức thích nghi với môi trường làm việc cạnh tranh và luôn thay đổi.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Phẩm chất:

Có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

2. Kiến thức:

  • Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
  • Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ cơ điện tử; biết phân tích,  tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống  cơ điện tự và các máy tự động.
  • Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ C về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng;

3. Kỹ năng:

  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử;
  • Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;
  • Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;
  • Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;
  • Giao tiếp và làm việc nhóm;
  • Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

a. Kỹ năng thiết kế:

  • Trang bị cho sinh viên kỹ năng thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy, hệ thống sản xuất và các loại sản phẩm cơ điện tử phục vụ nền kinh tế quốc dân và cộng đồng.                                                                  

b. Kỹ năng tổ chức thực hiện:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng tự tổ chức thực hiện các quá trình gia công, sản xuất chi tiết máy và máy, từ khâu chuẩn bị cho đến gia công chế tạo ra thành phẩm.

c. Kỹ năng quản lý, điều hành:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công, điều hành hệ thống sản xuất cơ khí và hệ thống sản xuất công nghiệp có liên quan.

d. Kỹ năng vận hành:

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng về vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị...

e. Phân tích và xử lý thông tin:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Các môn học cung cấp kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, chế tạo hay giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể  dựa trên các tài  liệu, văn kiện, các bản vẽ hoặc mô hình thực tế.  

f. Giải quyết vấn đề:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ. Các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên rèn luyện phương pháp tư duy, quy trình thực hiện cần thiết khi tìm kiếm giải pháp kỹ thuật.

g. Giao tiếp:

Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế.... thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp (đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp) hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn.

h. Làm việc theo nhóm:

Trang  bị  cho  sinh  viên  tinh thần đoàn kết hợp tác trong học tập và trong các hoạt động; phương  pháp làm việc ở những vai trò khác nhau trong một tập thể, phương pháp tổ chức, quản lý  để đạt được hiệu quả  từ nhóm sinh viên với những trình độ chuyên môn , hoàn cảnh,  sở thích, môi trường sống,... khác nhau  …

i. Ngoại ngữ:

Trang  bị  cho  sinh  viên  có  kiến  thức  ngoại  ngữ  nhất  định  trong  tham  khảo  tài  liệu chuyên môn và giao tiếp (tương đương Toeic - 450 điểm).

4.Thái độ:

Trang bị cho sinh viên ý thức trách nhiệm đối với công việc, đối với cộng đồng, tinh thần hợp tác, tương trợ, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

IV. CHUẨN ĐẦU RA

Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có thể:
1. Có khả năng tiếp cận về kiến thức, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực chuyên ngành.  
2. Có khả năng ứng dụng các kiến thức về Toán và Khoa học cơ bản, Cơ sở ngành vào thiết kế chế tạo sản phẩm; điều khiển thiết bị và quá trình sản xuất.
3. Có khả năng phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm và áp dụng kết quả thực nghiệm trong cải tiến quá trình.
4. Có khả năng áp dụng kiến thức thiết kế hệ thống cơ điện tử.
5. Có khả năng tổ chức hiệu quả trong làm việc nhóm.
6. Có khả năng nhận dạng, phân tích, tham khảo tài liệu và thực tiễn để giải quyết các vấn đề kỹ thuật đặt ra.
7. Có khả năng trình bày kết quả.  
8. Có khả năng nghiên cứu, tự học tập, không ngừng cập nhật các vấn đề mới thuộc
chuyên ngành đào tạo dựa trên kiến thức nền đã được trang bị trong chương trình.
9. Có khả năng hiểu biết về xã hội, môi trường.
10.  Có khả năng sử dụng thiết bị, những kỹ năng và những công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho lĩnh vực chuyên môn.
11. Có khả năng sử dụng các phần mềm kỹ thuật chuyên ngành. 
12. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh trong giao tiếp và làm việc.
13. Có khả năng học và nghiên cứu ở các chương trình sau đại học: Thạc sĩ, TS,…

V. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

  • Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
  • Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ điện tử;
  • Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ điện tử trong các trường cao đẳng và trung cấp.

CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ
I.  TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ
Trình độ đào tạo    : Cao đẳng
Loại hình đào tạo  : Chính qui
Ngành đào tạo      : Công nghệ Cơ điện tử
Tên tiếng Anh      : Mechatronics
Mã ngành              : 510203
Số tín chỉ              : 102
Website: hui-fme.vn

Cơ điện tử (Mechatronics) là một chuyên ngành mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỷ 20. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy Cơ điện tử ra đời.
Nhiều định nghĩa về Cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của Cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.
Sản phẩm Cơ điện tử là các sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng như các đồ dùng, thiết bị gia dụng được chế tạo hàng loạt, hoặc các sản phẩm chất lượng cao như điện thoại thông minh, ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, thiết bị y tế, các bộ phận cơ thể nhân tạo thay thế cho con người vv… Các sản phẩm này được thiết kế và chế tạo một cách tiện ích nhất, phù hợp với các yêu cầu riêng cho người sử dụng và người sử dụng không quan tâm đến các công nghệ được dùng trong nó mà họ mua và dùng các sản phẩm này vì nó tốt hơn, kinh tế hơn, tiện dụng hơn phù hợp với những yêu cầu riêng của mình.

I. MỤC TIÊU CHUNG

Nhằm đào tạo những kỹ sư có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe; có nền tảng vững chắc về kiến thức toán học, khoa học cơ bản và cơ sở kỹ thuật; có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về quản lý, tổ chức và điều hành sản xuất; có kỹ năng thực hành cơ bản và kỹ năng làm việc theo nhóm; có trình độ ngoại ngữ tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực Cơ điện tử. Chương trình chú trọng đến việc phát triển các kỹ năng phân tích, các giải pháp kỹ thuật có thể có, qua đó sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức thích nghi với môi trường làm việc cạnh tranh và luôn thay đổi.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Phẩm chất:

Có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

2. Kiến thức:

  • Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
  • Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ cơ điện tử; biết phân tích,  tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống  cơ điện tự và các máy tự động.
  • Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ C về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng;

3. Kỹ năng:

  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử;
  • Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;
  • Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;
  • Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;
  • Giao tiếp và làm việc nhóm;
  • Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

a. Kỹ năng thiết kế: 

Trang bị cho sinh viên kỹ năng thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy, hệ thống sản xuất và các loại sản phẩm cơ điện tử phục vụ nền kinh tế quốc dân và cộng đồng.

b. Kỹ năng tổ chức thực hiện:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng tự tổ chức thực hiện các quá trình gia công, sản xuất chi tiết máy và máy, từ khâu chuẩn bị cho đến gia công chế tạo ra thành phẩm.

c. Kỹ năng quản lý, điều hành:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công, điều hành hệ thống sản xuất cơ khí và hệ thống sản xuất công nghiệp có liên quan.

d. Kỹ năng vận hành:

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng về vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị...

e. Phân tích và xử lý thông tin:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Các môn học cung cấp kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, chế tạo hay giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể  dựa trên các tài  liệu, văn kiện, các bản vẽ hoặc mô hình thực tế.

f. Giải quyết vấn đề:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ. Các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên rèn luyện phương pháp tư duy, quy trình thực hiện cần thiết khi tìm kiếm giải pháp kỹ thuật.

g. Giao tiếp:

Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế.... thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp (đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp) hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn.

h. Làm việc theo nhóm:

Trang  bị  cho  sinh  viên  tinh thần đoàn kết hợp tác trong học tập và trong các hoạt động; phương  pháp làm việc ở những vai trò khác nhau trong một tập thể, phương pháp tổ chức, quản lý  để đạt được hiệu quả  từ nhóm sinh viên với những trình độ chuyên môn , hoàn cảnh,  sở thích, môi trường sống,... khác nhau  …\

i. Ngoại ngữ:

Trang  bị  cho  sinh  viên  có  kiến  thức  ngoại  ngữ  nhất  định  trong  tham  khảo  tài  liệu chuyên môn và giao tiếp (tương đương Toeic - 400 điểm).

4.Thái độ:

Trang bị cho sinh viên ý thức trách nhiệm đối với công việc, đối với cộng đồng, tinh thần hợp tác, tương trợ, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

IV. CHUẨN ĐẦU RA

Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có thể:

1. Có khả năng tiếp cận về kiến thức, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực chuyên ngành.  
2. Có khả năng ứng dụng các kiến thức về Toán và Khoa học cơ bản, Cơ sở ngành vào thiết kế chế tạo sản phẩm; điều khiển thiết bị và quá trình sản xuất.
3. Có khả năng phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm và áp dụng kết quả thực nghiệm trong cải tiến quá trình.
4. Có khả năng áp dụng kiến thức thiết kế hệ thống cơ điện tử.
5. Có khả năng tổ chức hiệu quả trong làm việc nhóm.
6. Có khả năng nhận dạng, phân tích, tham khảo tài liệu và thực tiễn để giải quyết các vấn đề kỹ thuật đặt ra.
7. Có khả năng trình bày kết quả.  
8. Có khả năng nghiên cứu, tự học tập, không ngừng cập nhật các vấn đề mới thuộc
chuyên ngành đào tạo dựa trên kiến thức nền đã được trang bị trong chương trình.
9. Có khả năng hiểu biết về xã hội, môi trường.
10.  Có khả năng sử dụng thiết bị, những kỹ năng và những công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho lĩnh vực chuyên môn.
11. Có khả năng sử dụng các phần mềm kỹ thuật chuyên ngành. 
12. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh trong giao tiếp và làm việc.
13. Có khả năng học và nghiên cứu ở các chương trình cao hơn: Đại học, Thạc sĩ, TS,…

V. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

  • Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
  • Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành cơ điện tử;
Các ngành đào tạo:
- Cơ điện tử hệ đại học (link file)
- Cơ điện tử hệ cao đẳng (link file)
02839851917
02839851917